Thứ bảy 28/12/2024 09:58

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.

Lượng khách tới chợ giảm 50%

Tại tọa đàm “Định hướng phát triển đối với mô hình chợ trên địa bàn Quận 1” diễn ra ngày 27/3, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 233 chợ, trong đó có 224 chợ đang hoạt động. Lượng hàng hóa tại hệ thống chợ chiếm 60 - 65% tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường thành phố.

Cũng theo Sở Công Thương, qua nắm tình hình, tùy theo chợ, đặc thù khu vực và tùy thời điểm, hiện nay lượng khách đến tại chợ giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh thông tin về các kế hoạch phát triển chợ truyền thống trên địa bàn

Lý giải nguyên nhân khách đến chợ giảm, các ý kiến tại tọa đàm cho biết, do xu hướng tiêu dùng ngày nay khách hàng ngày ngày càng chú trọng hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, chưa kể có nhiều chương trình khuyến mãi được các siêu thị, trung tâm thương mại, mua sắm qua các trang thương mại điện tử… áp dụng để kéo khách hàng, khiến đa số khách hàng đang dần dần thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm.

Trong khi đó, ở các chợ truyền thống, ngoài hạ tầng xuống cấp thì tình trạng bán không đúng giá niêm yết… vẫn còn diễn ra, khiến một bộ phận người tiêu dùng mất dần niềm tin, quay lưng với chợ.

“Theo kết quả nghiên cứu, đối với hình thức mua sắm tại chợ truyền thống, người dân hài lòng nhất với giá cả. Liên quan đến đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa tại chợ truyền thống, đa phần người dân cho rằng các sản phẩm tại chợ truyền thống tươi ngon hơn các kênh mua sắm trực tuyến. Nhưng ngược lại, người tiêu dùng không đánh giá cao mức độ an toàn của thực phẩm tại chợ truyền thống. Điều này cũng khá dễ hiểu vì hàng hóa bày bán tại chợ truyền thống không được đính kèm với nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày nay có thể tiếp cận với nhiều kênh mua sắm trực tuyến cùng một lúc nên họ sẽ dễ dàng tìm thấy sản phẩm mình đang tìm kiếm, điều này làm cho hình thức mua sắm tại chợ truyền thống không được đánh giá quá cao”- TS. Lê Thị Hải Yến, đại diện nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nêu đánh giá.

Quy hoạch, sắp xếp lại chợ

Thực tế, để đổi mới hoạt động của chợ truyền thống, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh- cho biết: Trong định hướng phát triển hệ thống chợ đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm tối ưu hóa hệ thống chợ truyền thống như: Giảm số lượng chợ còn 216 (giảm 17 chợ), trong đó, 199 chợ sẽ được giữ nguyên hiện trạng, 34 chợ sẽ được giải tỏa, di dời, chuyển công năng và 17 chợ mới sẽ được phát triển.

Trong đó, đặc biệt đối với hệ thống chợ truyền thống tại khu vực nội thành hiện hữu và phát triển 2 với định hướng cụ thể: Hạn chế phát triển mới chợ ở khu vực nội thành, việc phát triển mới chỉ thực hiện khi có nhu cầu bố trí tiểu thương của các chợ di dời, giải tỏa. Tập trung thực hiện công tác sửa chữa, nâng cấp, duy tu, bảo tồn những chợ có giá trị lịch sử, văn hóa để đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán của người dân, kết hợp phát triển du lịch.

Đồng thời, thành phố đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa hệ thống chợ, hoàn thiện công năng để đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, phát triển các chợ thành điểm tham quan, mua sắm du lịch, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch cho thành phố và các tỉnh phía Nam.

Khách hàng mua sắm tại chợ Bến Thành

Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả của hoạt động chợ truyền thống, nhiều ý kiến đề xuất, phải có hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ trước hết là phải thay đổi mô hình chợ, nâng cao chất lượng phục vụ tại chợ, hình thành các chính sách thu hút đầu tư để huy động sự tham gia của xã hội vào phát triển của hệ thống chợ tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và tại Quận 1 nói riêng.

Đơn cử như với Quận 1, theo các chuyên gia, đây là quận trung tâm của TP. Hồ Chí Minh và các chợ truyền thống Quận 1 vẫn tồn tại và phát triển, mang bản sắc riêng. Cụ thể các chợ ở khu vực này là di tích văn hóa, là biểu tượng của thành phố, là điểm đến du lịch không thể bỏ qua khi đến TP. Hồ Chí Minh, trong đó nổi bật là chợ Bến Thành. Do vậy, cần cơ cấu lại ngành hàng ở các chợ cho phù hợp, làm nổi bật các ngành hàng đặc trưng, nhất là khu vực bao quanh mặt tiền chợ ở các hướng để tạo điểm nhấn, ấn tượng cho du khách.

Bên cạnh đó, ông Trần Hữu Phúc Tiến - Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh đề xuất thêm rằng, cần coi chợ là một doanh nghiệp công cộng, cần thiết được xã hội hóa nguồn vốn đa dạng và quản trị theo phương thức tân tiến. Có thể nghĩ đến việc chuyển các Ban Quản lý chợ từ đơn vị hành chính sự nghiệp trở thành Công ty Cổ phần quản trị và kinh doanh chợ với sự tham gia của nhà nước, tiểu thương và doanh nhân.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024