Thứ sáu 08/11/2024 22:30

Chuyện về những lá cờ đỏ thắm chiến công

Được lưu giữ ở phòng trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4 là những lá cờ không có hình dáng đồng nhất, có chiếc hình vuông, hình tam giác, có chiếc hình chữ nhật.

Điều đặc biệt, những lá cờ này không chỉ mang màu đỏ thắm, mà còn là màu hồng, màu đất… Qua năm tháng, trên từng chiếc lá cờ cũng đã nhuốm màu thời gian càng gợi lên nhiều điều muốn nói

Mang niềm tin ngời sáng

Ai đã từng đến thăm phòng trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4 (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) hẳn sẽ nhớ ở đó có cả một bộ sưu tập về những lá cờ chỉ huy, di vật còn sót lại thời chiến tranh, là kỷ vật lưu dấu những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Điều đặc biệt, theo Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoàn – Trợ lý trưng bày Bảo tàng Quân khu 4, thì mỗi lá cờ có một chất liệu, màu sắc nhất định chứ không đồng nhất, nhưng tất cả cùng có một ý nghĩa giống nhau, ấy là biểu tượng của sự chiến thắng.

Bộ sưu tập những lá cờ chiến thắng ở Bảo tàng Quân khu 4

"Hơn 20 lá cờ ở đây, là hơn 20 chứng tích về những trận chiến thắng bắn rơi máy bay Mỹ trên địa bàn Quân khu 4 trong giai đoạn 1964 - 1972. Đây cũng là giai đoạn máy bay Mỹ ném bom ác liệt nhất khi mặt trận phòng không Quân khu 4 đồng thời phải làm hai nhiệm vụ quan trọng, đó là bảo vệ hệ thống giao thông vận tải và bảo vệ những chuyến hàng vào nam" - Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoàn giới thiệu và cho biết, trong trận chiến bảo vệ bầu trời, lá cờ là vật bất ly thân được người chỉ huy sử dụng thay cho hiệu lệnh. Anh em pháo binh còn gọi đây là cờ vẫy…

Theo quy định những lá cờ hiệu lệnh thời kỳ đầu đều có màu đỏ và mang hình tam giác. Vậy nhưng dưới "mưa bom bão đạn", việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn nên sau này những lá cờ theo đúng hiệu lệnh có thời điểm không kịp cung cấp, lá cờ cũ bị bom đạn xé nát. Để đảm bảo thông suốt theo lệnh chỉ huy, bộ đội pháo phòng không đã tự chế cờ hiệu lệnh theo phương thức "có áo dùng vải áo, có khăn dùng vải khăn", có đôi khi lại là chiếc khăn mặt, khi lại là chiếc áo may ô… Điều này lý giải vì sao dù là cờ chỉ huy, những chiếc cờ có cái lại hình vuông, có cái hình tam giác, màu sắc không đồng đều, không đúng quy chuẩn.

Theo lời kể của Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoàn, sau mỗi lần bắn rơi được máy bay, những lá cờ lại được chiến sỹ giữ lại gửi về báo công. Trong số này, có những lá cờ nhuộm "thắm máu đào" bởi khi chuyển về tay đơn vị thì người chỉ huy đã hy sinh, gửi lại thân mình cho Tổ quốc! Đó là một lá cờ được may thủ công, bằng vải pin, đã rách viền nhưng vẫn nổi bật dòng chữ được viết bằng máu trên nền vải xanh: "Quyết tâm phải trả bằng máu"! Đây là di vật của liệt sĩ Đỗ Lương Bằng, người con của quê hương Nam Định đã hy sinh trong khi bảo vệ vùng trời Quỳnh Lưu trong trận chiến sinh tử ngày 10/7/1966. Hôm ấy tốp máy bay phản lực của đế quốc Mỹ khoảng 10 chiếc thay nhau bắn phá dữ dội cầu Hoàng Mai. Đỗ Lương Bằng lúc này là Trung đội phó thuộc Sư đoàn 341 – Đoàn Sông Lam đã chỉ huy đồng đội chiến đấu bắn trả ác liệt. Trong quá trình chỉ huy khẩu đội đánh trả, anh đã bị mảnh bom làm nát chân trái. Mặc dù bị thương nặng, mất nhiều máu nhưng anh vẫn kiên cường bám trận địa, cùng anh em chiến đấu đến cùng và bắn cháy chiếc máy bay đi đầu. Những dòng chữ mà liệt sỹ Đỗ Lương Bằng để lại cũng là một quyết tâm thư anh gửi đồng đội trước khi hy sinh, thể hiện khí phách, lòng dũng cảm và niềm tin quyết tâm, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, để dành lại hòa bình độc lập cho dân tộc.

Trong số những lá cờ đang được lưu giữ, chúng tôi đặc biệt chú ý đến một lá cờ màu đỏ, hình nhữ nhật, đã bị thủng nhiều chỗ bên cạnh những miếng vá chằng chịt. Theo thuyết minh thì đây là lá cờ của đồng chí Thông, thuộc Đại đội 22, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 222 đã dùng để chiến đấu và chiến thắng hàng trăm trận đánh. Cứ sau mỗi trận chiến đấu, lá cờ bị rách, bị trúng đạn nhưng anh em vẫn may vá lại để sử dụng tiếp. Đặc biệt, ngày 17/5/1967, đồng chí Thông đã dùng để chỉ huy đơn vị bắn rơi một chiếc máy bay F8U tại cầu Om, huyện Đô Lương. Đây là chiếc máy bay thứ 1.900 bị bắn rơi ở miền Bắc, cũng là thành tích để mừng thọ Bác Hồ tròn 77 tuổi.

Niềm tin chiến thắng

Từng lá cờ được bảo vệ và lưu giữ ở bảo tàng Quân khu 4 qua nhiều năm cho thấy, sức sống trường tồn, sự bất diệt và cả sự quyết tâm bảo vệ màu cờ thiêng liêng của Tổ quốc. Có những thời điểm, lá cờ còn là động lực, là niềm tin chiến thắng để những người lính vượt qua lao tù, khó khăn và chờ một ngày toàn thắng.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoàn - Trợ lý trưng bày Bảo tàng Quân khu 4 giới thiệu về bộ sưu tập những lá cờ

Tháng 3/1973, bên bờ sông Thạch Hãn, đồng chí Hoàng Văn Cờ, một người lính vừa được thả từ nhà tù Biên Hòa đã trực tiếp trao lại lá cờ cho ban tiếp nhận tù binh giải phóng. Sau đó, lá cờ cùng nhiều hiện vật khác được đưa về lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 4. Lá cờ mang màu đỏ loang lổ, cùng hình ảnh sao vàng 5 cánh có thể xem là chiến công của ông và hơn 400 đồng đội trong 4 năm bị giam cầm trong ngục tù. Lá cờ được làm từ vải, lấy từ vỏ bao đựng bột mì khi lao động tại nhà bếp, sao vàng do các tù binh nữ khâu bằng tay từ 3 mảnh vải áo lót. Để nhuộm màu cho lá cờ, các chiến sỹ bị giam cầm đã phải dùng đến nhiều cách khác nhau như dùng thuốc đỏ, máu từ vết thương, sao vàng được nhuộm bằng thuốc chống phù nề. Sau khi được hoàn thành, lá cờ được sử dụng lần đầu tiên tại lễ kỷ niệm 1 năm ngày mất của Bác Hồ… Năm 1973, sau khi biết thông tin mình sẽ được trao trả, đồng chí Hoàng Văn Cờ đã giấu lá cờ bằng cách lấy đá rạch vào đùi mình cho chảy máu rồi cuộc tròn lá cờ quanh chỗ vết thương để lọt qua sự khám xét của kẻ thù…

Có một lá cờ với dòng chữ "Giữ vững tuyến đầu", cho đến nay đã tròn 60 tuổi. Đó là lá cờ do Thiếu tá Triệu Minh - Quyền sư đoàn trưởng Sư đoàn 324 giao cho Đại đội 1 vào ngày 28/3/1963 trước khi nhận nhiệm vụ phòng thủ trên Đảo Mắt. Lá cờ được trao gửi với niềm tin về lòng dũng cảm, sự quyết tâm, các chiến sỹ của Đại đội 1 với bất cứ giá nào cũng giữ đảo đến cùng, bảo vệ nhân dân đánh cá trên biển cùng tuyến giao thông vận tải đường thủy.

Chị Phạm Thị Nam Hà - Cán bộ bảo tàng - cho biết thêm, bên cạnh những hiện vật chiến tranh còn được lưu giữ, bộ sưu tập những lá cờ chiến thắng là một kho tàng vô giá, độc đáo và có ý nghĩa lịch sử. Quá trình sưu tập, đã có thêm nhiều câu chuyện xúc động, nhiều khoảnh khắc lịch sử gắn với từng thời điểm, từng sự kiện lần đầu được hé lộ.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Người Hà Nội tháng năm ấy

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'