Thứ tư 14/05/2025 15:32

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong: Bộ Công Thương tăng cường quản lý thị trường về giá cả là kịp thời, đúng đắn và phù hợp với bối cảnh hiện nay

Việc Bộ Công Thương tăng cường quản lý thị trường về giá cả là kịp thời, đúng đắn và phù hợp với bối cảnh hiện nay

Thời gian qua, những sự điều hành trong nước của Chính phủ, Bộ Công Thương về giá xăng, nhất là về vấn đề giảm thuế môi trường và các hoạt động tăng cung khác đã giúp giảm giá xăng dầu rất tích cực và đây là thành công cần ghi nhận, được dư luận rất hoan nghênh. Tuy nhiên, mức độ giảm giá các mặt hàng khác vẫn chưa tương xứng với giá xăng dầu và đây rõ ràng là một nghịch lý, gây bức xúc trong xã hội.

Trong bối cảnh đó, việc Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường quản lý, giám sát nhằm thúc đẩy sức ép để giảm giá các mặt hàng là rất cần thiết. Điều này phù hợp hoạt động quản lý của Bộ Công Thương, của Tổng cục Quản lý thị trường cũng như đáp ứng yêu cầu, sự mong mỏi của người dân và cũng như quán triệt chỉ đạo chung của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, cũng cần sự tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong đó Bộ Công Thương làm trọng tâm để triển khai các biện pháp quyết liệt hơn, trong đó cần kê khai, niêm yết giá cả các mặt hàng trong diện phải giảm giá mà chưa giảm giá, nếu chưa giảm thì cần phải giải trình cụ thể. Song song với đó, Bộ Công Thương và cơ quan Quản lý thị trường phải tăng cường thông tin về giá cả các mặt hàng trước và sau khi giảm giá xăng dầu nhằm tạo ra áp lực về giảm giá xăng dầu.

Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các vi phạm liên quan tới cấu kết lũng loạn gây nhiễu giá, độc quyền giá nhằm chi phối thị trường; những vụ việc này cần được thông báo rộng rãi, nhằm nêu gương cho các đối tượng khác.

Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát những kẽ hở về pháp lý để hoàn thành cơ chế trực tiếp trong điều hành giá xăng dầu gắn với các mặt hàng khác theo hướng tăng cường kê khai, giải trình, đăng ký giá nhiều hơn và các chế tài phạt vi phạm cũng mạnh hơn; rút ngắn các trình tự và các khâu để thẩm định, để đăng ký và công bố, kê khai để tránh trường hợp trì hoãn thu được lợi nhuận, cơ hội bất hợp lý. Hơn nữa, tăng cường lưu thông hàng hóa, thông tin thị trường và dự trữ trên thị trường và đặc biệt là tuyên truyền nhằm tăng vai trò của người tiêu dùng để tạo áp lực buộc phải giảm giá.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác