Thứ sáu 29/11/2024 05:50

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh sẽ diễn ra ngày 16/8

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh giúp doanh nghiệp kịp thời cập nhật, hiểu rõ về các đạo luật, quy định mới của EU.

Ngày 16/8 tới, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh. Chương trình nhằm hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về phát triển xuất khẩu xanh, nắm bắt và hiểu biết rõ về các đạo luật, quy định mới của EU như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) để có kế hoạch, biện pháp và lộ trình điều chỉnh các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh mới.

Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về phát triển xuất khẩu xanh. Ảnh: Bộ Công Thương

Nội dung chính của chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về 01 Quy định và 01 Đạo luật quan trọng để các doanh nghiệp liên quan cần nắm vững. Thứ nhất là quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).

Nội dung chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về quy định EUDR; tác động của EUDR tới xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam; tình hình triển khai EUDR tại các quốc gia khác.

Ngoài ra, chương trình cũng dành thời lượng chia sẻ kinh nghiệm về triển khai EUDR, bao gồm những vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu /chu-de/xuat-khau-cua-vie-t-nam.topic gặp phải để tuân thủ EUDR và giải pháp; thảo luận đặt câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn áp dụng EUDR đối với các doanh nghiệp Việt Nam theo ngành hàng (tính minh bạch trong thu thập thông tin địa lý, truy xuất nguồn gốc vùng trồng trong chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu, sản xuất bền vững, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực và hợp tác với các đối tác mua hàng…); Hướng dẫn huy động và tìm kiếm nguồn lực, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu EUDR.

Thứ hai đó là Đạo luật Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM). Nội dung chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về CBAM (hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu về CBAM (bối cảnh, lịch sử hình thành, mục tiêu), lộ trình thực hiện CBAM, chế tài áp dụng của EU đối với doanh nghiệp xuất khẩu); tác động của CBAM tới xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam; tình hình triển khai CBAM tại các quốc gia khác; đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện theo CBAM tại một số doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ dành thời lượng đáng kể để chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CBAM, bao gồm những vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải để tuân thủ CBAM và giải pháp; thảo luận, trao đổi, đặt câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CBAM trên thực tế tại các nhà máy của Việt Nam (đánh giá, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, lập báo cáo, đề xuất giải pháp phù hợp theo ngành hàng); hướng dẫn huy động và tìm kiếm nguồn lực, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu của CBAM.

Tham dự chương trình, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm thông tin thị trường EU và các thị trường khác trong bối cảnh áp dụng EUDR và CBAM, các bài học kinh nghiệm xuất khẩu xanh thất bại và thành công của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Châu Âu là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, bao gồm 50% cà phê và 60% ca cao của thế giới. Do đó, quy định không phá rừng nhằm giảm tác động của các sản phẩm do công dân EU mua đối với các khu rừng và diện tích rừng trên thế giới. Quy định EUDR được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ…

Theo quy định được đề xuất của EU, các công ty điều hành có nghĩa vụ tiến hành thẩm định để đảm bảo những chỉ những sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng mới được phép vào thị trường EU. Các doanh nghiệp phải chứng minh rằng hàng hóa không được sản xuất trên bất kỳ vùng đất nào bị phá rừng hoặc suy thoái sau ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Cơ chế CBAM – Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon là một quy định mới quan trọng của Liên minh châu Âu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp. CBAM được Liên minh châu Âu (EU) thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon” qua việc chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu.

CBAM áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (bao gồm xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện). Quy định này hướng đến mục tiêu ngăn ngừa “rò rỉ carbon” và duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU đang chịu phí carbon theo Hệ thống (ETS).

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc diện CBAM cần đánh giá cẩn thận các tác động tài chính tiềm tàng của quy định này. Việc chủ động thực hiện các biện pháp tuân thủ là vô cùng cần thiết.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ