Thứ hai 30/12/2024 01:48

Chứng nhận Halal: "Chìa khóa" tiếp cận thị trường Hồi giáo

Thị trường dành cho người Hồi giáo không đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Mỹ, châu Âu nhưng lại yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận Halal. Do đó, muốn tiếp cận thị trường này, DN cần có cách tiếp cận phù hợp, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. 

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nền công nghiệp Halal cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo, dự báo có doanh thu khoảng 3.600 tỷ USD vào năm 2021. Trong số các nước Hồi giáo, một số thị trường trọng điểm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam là Dubai, Kuwait, Malaysia, Indonesia…

Đến nay, các DN xuất khẩu của Việt Nam có nhiều nhóm sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Halal của các nước Hồi giáo như nông sản, thủy sản. Nhiều DN sản xuất thực phẩm của Việt Nam đã tìm kiếm hướng dẫn xuất khẩu sang các thị trường các nước Hồi giáo. Nhiều công ty như: Orion Vina, Vinamilk, Nestlé Vietnam, Cai Lan Oils and Fats Industries, Công ty dầu thực vật Tường An, Công ty thủy sản Minh Phú... đã nhận được chứng nhận Halal.

Ông Nguyễn Tuấn - Phó giám đốc trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) - cho biết, thị trường dành cho người Hồi giáo không đòi hỏi sản phẩm phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao như ở thị trường Mỹ hoặc châu Âu nhưng lại yêu cầu tiêu chuẩn Halal rất khắt khe. Trong đó, sản phẩm phải đảm bảo không có thành phần thịt heo, thịt chó và các loại động vật bị cấm khác; không chứa các loại chất cấm theo tiêu chuẩn người Hồi giáo; đảm bảo không có sự nhiễm chéo trong quá trình sản xuất sản phẩm Halal và các sản phẩm khác. Ngoài ra, thiết kế, nhãn bao bì sản phẩm không đi ngược lại các nguyên tắc luật Hồi giáo như không quảng cáo các hình ảnh nhạy cảm liên quan đến phụ nữ, tôn giáo khác trên bao bì sản phẩm...

Còn theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng - Đại diện Văn phòng chứng nhận Halal - HCA Việt Nam, điều kiện tiên quyết để DN xuất khẩu được hàng hóa, thực phẩm vào các nước Hồi giáo là sản phẩm phải đạt yêu cầu chứng nhận Halal của cơ quan Halal đã được phê duyệt về năng lực đánh giá Halal quốc tế. Ngoài ra, tiêu chuẩn Halal của mỗi quốc gia Hồi giáo còn khác nhau, vì thế DN phải nắm rõ để khỏi lúng túng trong việc áp dụng.

Số lượng người Hồi giáo trên toàn thế giới khoảng 1,6 tỷ người, tập trung nhiều ở khu vực Trung Đông và một số nước ASEAN.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024