Thứ sáu 22/11/2024 10:57

Chủ thể sản phẩm OCOP cần chủ động kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ

Chủ thể sản phẩm OCOP chủ động kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ sẽ tăng giá trị gia tăng cho các vùng nguyên liệu Việt Nam, tạo ra sản phẩm “Made by Vietnam”.

Ngày 15/5, tại thành phố Đà Nẵng, Công ty TNHH Mỹ Phương Food (TP. Đà Nẵng) kí kết hợp tác với Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm, tỉnh Trà Vinh).

Việc các chủ thể sản phẩm OCOP liến kết hợp tác hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ làm tăng giá trị gia tăng cho các vùng nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cũng đảm bảo tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu đầu vào

Theo đó, Sokfarm sẽ là nhà cung cấp đường từ mật hoa dừa để làm nguyên liệu đầu vào cho Mỹ Phương Food sản xuất sản phẩm bánh hoa dừa.

Bà Mai Thị Ý Nhi – Giám đốc điều hành Mỹ Phương Food cho biết từ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, thông qua hội chợ Vietnam Foodexpo 2022, đơn vị gặp gỡ và kết nối thành công với Sokfarm 2 đơn vị đã cùng chung ý tưởng kết nối để tạo chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm. Trong đó, sản phẩm của doanh nghiệp này sẽ là nguyên liệu đầu vào của đơn vị còn lại. Theo bà Nhi, lợi thế của Việt Nam là có rất nhiều vùng nguyên liệu tốt, chất lượng. Tuy nhiên, chúng ta mới phần lớn là xuất khẩu dạng thô, giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa cao. “Chúng tôi mong muốn sẽ liên kết tạo chuỗi sản xuất, tiêu thụ, tạo ra sản phẩm cuối cùng để đưa đến tay người tiêu dùng nội địa và hướng đến là sản phẩm “made by Vietnam” ra thị trường thế giới”, bà Nhi cho hay.

Ông Phạm Đình Ngãi – Giám đốc điều hành Sokfarm cho hay đường mật hoa dừa làm từ mật hoa dừa của tỉnh Trà Vinh. Đây là sản phẩm triển vọng giúp người trồng dừa Trà Vinh chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với xâm nhập mặn đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. “Chúng tôi mong muốn kết nối tiêu thụ sản phẩm đường mật hoa dừa để tìm ra hướng đi mới cho cây dừa của người dân Trà Vinh”, ông Ngãi nói và thông tin thêm, nếu sản xuất và có đầu ra ổn định cho nguồn nguyên liệu mật hoa dừa sẽ giúp thu nhập của người dân trồng dừa Trà Vinh tăng 3 – 5 lần so với trồng dừa lấy quả hiện tại.

Đáng chú ý, điểm chung của cả 2 đơn vị này đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa; có sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và có tiềm năng, triển vọng để trở thành sản phẩm OCOP 5 sao. Bên cạnh đó, 2 doanh nghiệp cũng chủ động thích ứng với sự thay đổi của xu hướng tiêu dùng đó là xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, lành mạnh; sản xuất ra sản phẩm người tiêu dùng cần chứ không phải là sản xuất cái mình có.

Thông qua Hội chợ triển lãm do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức, được nhiều người tiêu dùng đưa ra đề xuất về sản phẩm mới nên chúng tôi kết nối để thực hiện. Bên cạnh đó, tại một chương trình Hội chợ triển lãm quốc tế, chúng tôi cũng biết được là xu hướng tiêu dùng mới là sản phẩm mang tính bản địa, vùng miền, càng đơn giản thành phần càng tốt (hữu cơ, không phụ gia…)”, ông Ngãi chia sẻ và kỳ vọng việc tiên phong trong liên kết cung ứng nguyên liệu sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm đón đầu xu hướng tiêu dùng mới trong nước và xuất khẩu.

Ông Jesper Clausen, Chủ tịch Ủy ban ngành Lương thực – Nông nghiệp và Thủy sản, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) (ở giữa) cho rằng chương trình OCOP là một chương trình tích cực và chủ thể sản phẩm OCOP phải tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và phải chủ động kết nối

Tại chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thảo Hiền – Phó Vụ trường Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ lưu ý doanh nghiệp miền Trung – Tây Nguyên rằng yếu tố quan trọng quyết định với xuất khẩu là doanh nghiệp phải xây dựng được thương hiệu, có nguồn cung và quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ông Jesper Clausen, Chủ tịch Ủy ban ngành Lương thực – Nông nghiệp và Thủy sản, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) cho rằng để sản phẩm Việt Nam chinh phục thị trường khó tính như EU thì ngoài đảm bảo chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn cứng thì doanh nghiệp phải chú trọng đến khía cạnh “xanh-phát triển bền vững” của sản phẩm.

Vị đại diện EUROCHAM cũng đánh giá chương trình OCOP của Việt Nam là một mô hình rất tích cực. Và chủ thể sản phẩm OCOP cần phải làm sao để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm đó, tăng hàm lượng chế biến sâu; sản phẩm đó phải mang đậm giá trị bản địa. “Đặc biệt, doanh nghiệp cần chủ động, không nên ngồi im chờ đợi, phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ Nhà nước hay chờ đợi các đối tác, chờ đợi họ tìm đến mình, “gõ cửa” nhà mình, mà mình phải tự tìm đến họ. Chủ động kết nối, liên hệ, tìm cơ hội từ những hoạt động xúc tiến”, ông Jesper Clausen nói.

Doanh nghiệp kết nối tại chương trình kết nối giữa nhà cung cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại

Kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao tại các quốc gia như Mỹ, EU và nhiều quốc gia khác, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và thế giới có xu hướng giảm rõ rệt. Số lượng các doanh nghiệp đóng cửa có chiều hướng tăng, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa khả năng chống chịu kém; tỷ lệ thất nghiệp tăng trong khi tăng trưởng kinh tế giảm. Ngay tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại khu vực miền Trung - Tây Nguyên mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết thị trường nội địa đang có nhiều khó khăn, sức mua giảm. Đặc biệt là “chưa bao giờ quý I và 4 tháng đầu năm tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp như vậy. Đây là điều rất đáng báo động”.

Trong bối cảnh đó, rất nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đều nhấn mạnh doanh nghiệp cần phải kết nối, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP cần phải kết nối. Có thực hiện được điều đó, mới tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp Việt Nam để đứng vững và vươn ra xuất khẩu.

Ông Đặng Văn Hồng – Giám đốc Trung tâm Khuyên ngư – nông – lâm Đà Nẵng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng): Đà Nẵng đang có 21 sản phẩm OCOP 4 sao. Việc ký kết hợp tác giữa các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP hình thành chuỗi sản xuất sản phẩm OCOP như Mỹ Phương Food và Sokfarm là hoạt động rất ý nghĩa trong phát triển sản phẩm OCOP bền vững và hiệu quả tại thành phố Đà Nẵng.
Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024