Thứ năm 14/11/2024 10:23

Chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng sẽ bị “bêu tên”

Đó là đề xuất của ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) trước tình trạng nợ đọng xây dựng kéo dài.

Trước thềm Hội thảo “Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị giải pháp” do Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 18/8 tới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết: Nợ đọng không thanh toán đang khá phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng với số dư từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng.

Nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được. Trong khi đó, nhà thầu xây dựng phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài hết công trình này đến công trình khác. Nhiều nhà thầu xây dựng đang bị nợ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu, có những doanh nghiệp bị nợ đến vài nghìn tỷ đồng. Tình trạng nợ đọnglớn diễn ra cả ở các gói thầu vốn đầu tư công lẫn công trình vốn ngoài ngân sách.

Nhiều đơn vị bị nợ đọng xây dựng lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm. Ảnh minh họa

Đơn cử, đại diện nhà thầu xây dựng Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, hiện doanh nghiệp này có 1.280 hợp đồng có giá trị công nợ phải thu. Tổng số nợ phải thu tính đến 31/3 là 1.539 tỷ đồng. Trong đó, nợ ở các công trình mà chủ đầu tư là đơn vị quản lý vốn Nhà nước là hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại là tư nhân. Một số khoản nợ kéo dài trên 5 năm có giá trị gần 150 tỷ đồng.

Ông Hiệp cho biết một thực tế là nhiều nhà thầu xây dựng phải vay tiền về thi công. Nợ gấp đôi vốn hiện có, lãi suất đi vay thì 9-10% thì đang lãi thành lỗ. Nhà thầu đi vay ngân hàng, không trả được nợ bị siết nợ và lãi vay dẫn đến lãi chồng lãi.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất, các địa phương phải kiên quyết công bố danh sách chủ đầu tư không nghiêm túc, chây ỳ và nợ đọng sẽ không cho đầu tư tiếp.

Với các dự án bên ngoài ngân sách, VACC đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với các chủ đầu tư về cơ chế của phần 20% nghiệm thu công trình cần có cơ chế bảo lãnh thanh toán. Về cơ chế thanh toán và cơ chế hợp đồng, hiện nay cơ chế thực hiện tạm ứng 15-20% là quá thấp. Ông Hiệp đề nghị cần tiến dần theo thông lệ cơ chế thanh toán quốc tế.

Với các dự án đầu tư công, ông Hiệp kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát thống kê nợ đọng từ 3- 5 năm để báo cáo Thủ tướng xử lý.

Nguyễn Duyên

Tin cùng chuyên mục

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

Hà Nội: Khu tái định cư Đền Lừ 3 bỏ hoang trên 'đất vàng' thành điểm xả rác, bãi đỗ xe

CapitaLand Development ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao tại Orchard Hill, giai đoạn hai của tổng dự án Sycamore

Gamuda Land đẩy mạnh triển khai và xây dựng các dự án để sớm đưa sản phẩm chất lượng đến khách hàng

Lộ diện khu đô thị mới nơi 'vùng lõi' định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng đầu tiên – Masterise Grand view tại The Global City

Long An: Những điểm mới trong quy định tách thửa đất áp dụng từ 6/11

Vì sao chuyên gia nhận định nhu cầu đầu tư bất động sản phía Nam sẽ gia tăng?

Một số cò đất bị lợi ích chi phối, bất chấp quy định pháp luật

Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh có nhiều động lực, lợi thế phát triển thị trường bất động sản

TP. Hồ Chí Minh: Đất ở được tách thửa tối thiểu 36m2 và tối đa 80m2

Bộ Xây dựng: Nhiều môi giới bất động sản yếu kém về đạo đức kinh doanh

Duy nhất một dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành trong quý 3/2024

TP. Hồ Chí Minh: Chính thức cấm phân lô, bán nền

Sống xanh bao quanh tiện ích tại biệt thự hạng sang phía Tây Hà Nội

Hấp lực khó cưỡng từ 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Nóng bỏng tay, 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng hết bay trong 'một nốt nhạc'

Nhiều chuyên gia đánh giá cao phân khúc bất động sản cao cấp phía Nam

Những trải nghiệm giữa tầng không chỉ có thể tìm thấy tại Sky Villa Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence

Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội