Chủ nhật 22/12/2024 08:34

Chống buôn bán động vật hoang dã trái luật: Cần sự vào cuộc của nhà báo và truyền thông

Phóng viên, nhà báo một trong những lực lượng “nòng cốt” trong công tác phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tăng cường sự tham gia của phóng viên, nhà báo trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 13/6. Sự kiện thu hút khoảng 70 phóng viên, nhà báo và các chuyên gia tham dự.

Buôn bán động vật hoang dã lợi nhuận cao, rủi ro thấp hơn buôn bán ma túy

Ông Bùi Đăng Phong - Phó Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp – WWF - cho biết, buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật ước tính trị giá gần 20 tỉ USD mỗi năm, xếp thứ 4 sau buôn bán ma tuý, vũ khí và buôn người. Tội phạm khai tác toàn bộ chuỗi cung ứng, từ săn trộm và vận chuyển tới vận chuyển và buôn bán. Các hoạt động trái pháp luật khác thường liên quan đến tội phạm về động vật hoang dã như rửa tiền, tham nhũng và giả mạo giấy tờ.

Hải quan Hải Phòng bắt giữ khoảng 7 tấn ngà voi nhập lậu

Việc buôn bán động vật và thực vật hoang dã được quản lý thông qua luật pháp quốc gia và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật nguy cấp nhằm đảm bảo thương mại quốc tế không đe dọa sự tồn tại của các loài động vật và thực vật hoang dã.

Sự tham gia ngày càng nhiều của các mạng lưới có tổ chức xuyên quốc gia vào tội phạm môi trường có nghĩa là tội phạm có thể điều phối, trốn tránh và chuyển trọng tâm của chúng từ các hoạt động rủi ro cao như ma túy và buôn người sang động vật hoang dã - được coi là tội phạm có lợi nhuận cao, rủi ro thấp.

Bất chấp những nỗ lực phối hợp nhằm chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trong hai thập kỷ qua, Việt Nam vẫn là một trung tâm toàn cầu của nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã và vừa là một quốc gia cung và cầu chính.

Khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, nạn buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã có giá trị cao đã gia tăng. Bên cạnh đó, mong muốn có các sản phẩm từ động vật hoang dã làm đồ trang trí và biểu tượng cho địa vị thuốc và thú cưng tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với động vật hoang dã và các sản phẩm được bán ở Việt Nam.

Nói về hiện trạng buôn bán động vật trái phép tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay, TS. Vương Tiến Mạnh - Phó giám đốc CITES Việt Nam – cho biết, đã xảy ra 50 vụ buôn vảy tê tê bị điều tra, xét xử, tịch thu 40 nghìn kg; 20 tấn ngà voi bị tịch thu. 53 đối tượng đã bị truy tố, xét xử liên quan đến tàng trữ, buôn bán, vận chuyển ngà voi với mức phạt trung bình 5,3 năm tù; tịch thu trên 500kg sừng tê giác, trong đó, đã xử phạt tù 26 đối tượng với mức tù trung bình 6,6 năm tù; mèo lớn châu Á với các vụ điển hình như: Bắt giữ 17 cá thể hổ nuôi nhốt trái phép ở Nghệ An tháng 2/2022, bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển 01 cá thể hổ nặng 200kg ở Lai Châu tháng 3/2022, bắt 3 đối tượng vận chuyển 7 cá thể hổ con tại Hà Tĩnh tháng 8/2021. Tất cả các đối tượng vi phạm đều bị khởi tố hình sự.

Mặc dù Việt Nam đã có hệ thống chính sách, văn bản quản lý động vật hoang dã, tuy nhiên, công tác bảo vệ và xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã vẫn rất khó khăn.

Theo TS. Vương Tiến Mạnh, năm 2020, Trung Quốc quyết định đóng cửa thị trường ngà voi nội địa, nhiều ngà voi được tuần vào nội địa Việt Nam để chế tác, bán cho khách du lịch quốc tế hoặc trong nước. Lợi nhuận trong buôn bán động vật khoang dã quá cao, trong khi cách tiếp cận vấn đề khác nhau giữa các cơ quan quản lý, thực thi, các tổ chức, thể chế không toàn diện.

Việt Nam nằm trong tuyến đường vận chuyển, trung chuyển động, thực vật hoang dã; biên giới mở, hội nhập; quy luật cung – cầu; ràng buộc bới các hiệp định song phương, đa phương; thách thức từ hoạt động của các tổ chức tội phạm liên biên giới; thách thức từ phương thức buôn bán trái phép động vật hoang dã nơi mạng xã hội; vấn đề truy xuất hàng hóa;…

Mở rộng mạng lưới truyền thông

Nhằm giúp Việt Nam nỗ lực kiểm soát và ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và USAID Hoa Kỳ đã ký kết Dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp”. Dự án sẽ hỗ trợ cam kết của các nhà lãnh đạo trong Chính phủ, huy động sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và giảm nhu cầu và việc tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp.

Toàn cảnh Hội thảo

Không có cầu sẽ không có cung, do dó, công tác tuyên truyền, truyền thông để người dân không sử dụng động vật hoang dã là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới nhà báo quan tâm và có kỹ năng điều tra về chủ đề buôn bán động vật hoang dã cũng sẽ là giải pháp.

Theo ông Lê Trọng Đảm - Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, một trong những nội dung trọng tâm của Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" là kiện toàn, mở rộng, phát triển mạng lưới phóng viên điều tra về tội phạm động vật hoang dã, thúc đẩy nỗ lực của khối nhà nước, tư nhân trong đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã nhằm phát hiện, đưa tin về tội phạm động vật hoang dã.

Thông qua Mạng lưới, sẽ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả chiến dịch truyền thông "Nói không với hành buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật trong toàn xã hội tại Việt Nam”.

Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra lễ ra mắt Mạng lưới các phóng viên, nhà báo điều tra về phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Phòng chống buôn bán động vật hoang dã

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học