Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/7/2023: Mỹ và phương Tây chia rẽ liên quan tới bom, đạn chùm

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/7/2023: Mỹ và phương Tây chia rẽ liên quan tới bom, đạn chùm viện trợ cho Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/7/2023: Ukraine bắt đầu sử dụng đạn chùm Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/7/2023: Kiev đạt được bước tiến ở mặt trận miền Nam; Nga phản công ở Avdiivka

Trước việc Mỹ công bố viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine và việc Kiev bắt đầu sử dụng loại vũ khí có tính hủy diệt cao này trên chiến trường, nhiều quốc gia châu Âu đã lên tiếng về vấn đề này. Đa phần ý kiến là phản đối khi lo ngại tiền lệ Ukraine sử dụng bom, đạn chùm sẽ tạo tiền lệ xấu trong các cuộc xung đột có thể xảy ra với Nga trong tương lai.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/7/2023: Mỹ và phương Tây chia rẽ liên quan tới bom, đạn chùm

Ràng buộc của quy định quốc tế

Một điều quan trọng khác là loại đạn chùm được Mỹ viện trợ cho Ukraine chính là đạn pháo 155mm M864. Theo các báo cáo được công bố, loại đạn chùm này được phát triển từ hơn 1 thập kỷ trước và có tỷ lệ đạn con không nổ rất cao, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ đã giấu kín thông tin này.

Còn theo đánh giá của chuyên gia Nga Alexei Podberezkin với hãng tin Sputnik, việc Mỹ quyết định viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine không chỉ đơn thuần như tuyên bố của Washington, mà thực tế là Ukraine sẽ giúp Mỹ tiêu hủy loại đạn dược nguy hiểm và lỗi thời này.

Loại đạn chùm Mỹ viện trợ cho Ukraine khá cũ và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Tôi có thể khẳng định là hiện tại, Ukraine đang thiếu phương tiện chiến đấu hạng nặng và đạn dược. Tốc độ tiêu hao đạn dược của Ukraine đang nhanh hơn tốc độ sản xuất đạn không chỉ trong nước, mà cả từ nguồn viện trợ từ các quốc gia đồng minh. Người Mỹ luôn có suy nghĩ rất thực dụng kết hợp giữa hiệu quả quân sự và kinh tế. Việc viện trợ và ủng hộ Ukraine sử dụng bom, đạn chùm hoàn toàn phù hợp nguyên tắc trên”, chuyên gia Alexei Podberezkin đánh giá.

Cùng với đó, chuyên gia Alexei Podberezkin nhận định, Mỹ cũng đang cạn kiệt nguồn đạn pháo viện trợ cho Ukraine nên lựa chọn bom, đạn chùm là giải pháp thay thế.

Ngay sau tuyên bố chính thức của Nhà Trắng về việc bắt đầu chuyển giao bom, đạn chùm cho Ukraine, Ngoại trưởng Đức Annalena Burbock tuyên bố, Berlin sẽ tiếp tục tuân thủ Công ước về Bom, đạn chùm và không cung cấp loại vũ khí nguy hiểm này cho Ukraine. “Đối với chúng tôi, với tư cách là quốc gia đã phê chuẩn Công ước tại Oslo, quy định quốc tế về bom, đạn chùm sẽ vẫn có giá trị”, bà Annalena Burbock nói.

Còn theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cũng lên tiếng phản đối việc Berlin tham gia cung cấp bom, đạn chùm cho Kiev. “Đức đã ký công ước vì vậy đây không phải là lựa chọn của chúng tôi. Còn đối với các quốc gia chưa ký công ước, trong đó có Nga, chúng tôi không có quyền bình luận về quyết định của họ”, ông Boris Pistorius nói.

Về vấn đề này, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg lưu ý rằng bom chùm có thể gây ra mối đe dọa đối với dân thường trong nhiều năm sau khi xung đột kết thúc: “Đây là loại vũ khí bị quốc tế cấm. Sự nguy hiểm của nó có thể so sánh với mìn sát thương”.

Theo lời ông Alexander Schallenberg, hậu quả rõ ràng nhất của bom, đạn chùm đã được thấy rõ tại Trung Đông. Vì vậy, phương Tây cần lựa chọn “loại vũ khí phù hợp” viện trợ cho Ukraine, cũng như tính toán các hậu quả do quyết định này mang lại.

“NATO với tư cách là một liên minh quân sự không có ràng buộc nào với Công ước về Bom, đạn chùm vì các thành viên trong khối có quan điểm khác nhau về loại vũ khí này. Quyết định sử dụng và viện trợ chúng cho Ukraine tùy thuộc vào từng chính phủ, chứ không phải dưới tư cách thành viên NATO’, ông Alexander Schallenberg nhấn mạnh.

Viện trợ bom, đạn chùm là biểu hiện của “sự tuyệt vọng”

Đánh giá về quyết định viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine của Mỹ, Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc, Vasily Nebenzya cho rằng, hành động này chỉ làm leo thang xung đột và không làm thay đổi cục diện của Chiến dịch quân sự đặc biệt.

Vấn đề này một lần nữa khẳng định Mỹ và các đồng minh phương Tây không mong muốn giải quyết xung đột tại Ukraine bằng con đường hòa bình và mục tiêu ưu tiên là gây thất bại chiến lược cho Nga bất chấp các quy tắc quốc tế.

Theo lời ông Vasily Nebenzya, sau hơn 1 tháng phản công, Mỹ và phương Tây đã nhận ra nỗ lực của Ukraine không đạt kết quả. Việc viện trợ bom, đạn chùm chỉ đơn thuần “lên dây cót” để Kiev tiếp tục cuộc chiến. “Thực tế, đây là một hành động tuyệt vọng!”, ông Vasily Nebenzya nhấn mạnh.

Thực tế, bất chấp các tuyên bố của Washington về việc Ukraine sẽ không sử dụng loại vũ khí sát thương nguy hiểm này chống lại dân thường. Trong ngày 12/7, Ukraine đã lần đầu tiên sử dụng loại vũ khí này để tấn công thành phố Tokmak, vị trí nằm sâu trong hậu tuyến của Nga ở vùng Zaporizhya.

Hành động leo thang này của Ukraine đã đáp trả thích đáng qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu rằng, Nga có đủ các loại bom, đạn chùm mạnh mẽ và hiện đại hơn của Mỹ. Quân đội Nga sẽ có hành động đáp trả tương ứng với việc sử dụng đạn chùm của Ukraine.

Kim Ngân (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

Doanh nghiệp Việt cần khai thác những lợi thế từ Hiệp định RCEP để nâng cao lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia.
RCEP tạo

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu.
Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil sẽ tiếp tục củng cố quan hệ chính trị, là cơ hội để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại...
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận khi AFU xuống tinh thần và thiếu hậu cần.
Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chính quyền Nga đang gia tăng các biện pháp đối với những cộng đồng người di cư ở nước này sau vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine với lý do cần bảo đàm nguồn dự trữ vũ khí chiến lược
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 17/11.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov... là những thông tin đáng chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 16/11.
Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

Chiều 15/11 tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi giá trị không gây phá rừng, suy thoái rừng”.
Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine ngày 15/11.
RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Hiệp định RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc, tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế khu vực.
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Ngày 14/11, tại Lima, Pê-ru đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 35 (AMM 35).
Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Tập đoàn Kalashnikov, một trong những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới, đã công bố hoàn thành một đơn hàng lớn các súng bắn tỉa Chukavin (SVCh).
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 15/11.
Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt.
Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’.
Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc.
Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.
Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển 2024 chứng kiến sự hợp tác của 2 bên trong lĩnh vực logistics.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động