Thứ tư 23/04/2025 03:36

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Nigeria

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại.

Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ

Năm 2001, Việt Nam và Nigeria đã ký hiệp định thương mại thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN), tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động trao đổi buôn bán giữa các doanh nghiệp hai nước.

Việc thành lập Thương vụ Việt Nam tại Nigeria đã tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại song phương. Ảnh minh họa

Việc thành lập cơ quan thương vụ Việt Nam tại Nigeria năm 2006 đã tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại song phương. Các doanh nghiệp Nigeria đã đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thiết lập quan hệ đối tác. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều đến thị trường Nigeria.

Nigeria là đất nước nằm ở Tây Phi, tiếp giáp eo Guinea, nằm giữa Benin và Cameroon. Quốc gia này hiện là địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng hàng đầu của khu vực Tây Phi với 4 cảng lớn là Lagos, Warri, Port Harcourt và Calabar. Cảng biển nước sâu Lekki là cảng biển nước sâu đầu tiên ở Nigeria và là một trong những cảng biển lớn nhất, hiện đại nhất ở Tây Phi.

Nigeria là thành viên, có vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, như: Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức các nước Hồi giáo, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)…

Nhờ chính sách đa dạng hóa nền kinh tế thông qua đầu tư phát triển nông nghiệp, viễn thông và dịch vụ, kinh tế Nigeria những năm gần đây phát triển khá năng động. Trong cơ cấu kinh tế của Nigeria, ngành nông nghiệp hàng năm đóng góp khoảng 20% GDP; công nghiệp đóng góp khoảng 26% GDP, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến thăm đò và khai thác dầu khí. Tuy nhiên, nền nông nghiệp và công nghiệp chưa thực sự phát triển, buộc quốc gia này phải nhập khẩu khoảng 90% lượng hàng hóa để phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nigeria gồm máy móc công nghiệp, thiết bị thông tin, thiết bị vi tính, hóa chất, phương tiện vận tải, săm lốp, tư liệu sản xuất, đồ tiêu dùng và lương thực thực phẩm. Đặc biệt gạo là mặt hàng nhập khẩu quan trọng.

Ở chiều ngược lại, dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên khổng lồ cũng là nguồn thu chính của Nigeria. Đây là nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn trong khối các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ngoài ra, Nigeria còn xuất khẩu lượng lớn hạt điều thô, bông, ca cao, quặng sắt...

Cùng với việc kiêm nhiệm thêm quốc gia Ghana, Cameroon, Togo, Chad, Sierra Leone và Liberia, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria không ngừng mở rộng vai trò để trở thành cầu nối kinh tế quan trọng tại khu vực.

Nhiều cơ hội hợp tác kinh tế Việt Nam - Nigeria

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria được hình thành đã góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa hai nước nói chung và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria nói riêng.

Nigeria hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Tây Phi và đối tác thương mại lớn thứ năm tại châu Phi. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nigeria đạt 565,6 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt 154,3 triệu USD, tăng 4,23% so với năm 2022 và nhập khẩu từ Nigeria đạt 411,3 triệu USD, tăng 32,6%.

Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên khổng lồ, nguồn thu chính của Nigeria. Ảnh minh họa

Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria bao gồm chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, tàu thuyền các loại, sản phẩm dệt may, hoá chất... đây cũng là các mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu cao tại Nigeria.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria những năm qua vẫn ở mức khiêm tốn so với tổng giá trị nhập khẩu của nước này, tuy nhiên các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nigeria, nhất là với các mặt hàng nông sản và thủy hải sản. Thị trường Nigeria không quá khắt khe đối các mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.

Không chỉ tiếp cận thị trường Nigeria, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn có thể tiếp cận thị trường các nước thuộc Cộng đồng kinh tế Tây Phi mà Nigeria là thành viên khi các quy định, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu giữa thị trường các nước là khá tương đồng.

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria (Kiêm nhiệm Ghana, Cameroon, Togo, Chad, Sierra Leone & Liberia)

Địa chỉ: Số nhà 21, Khu The Address Home Estate #1, Đại lộ Castlerock, Quận Lekki, C.P.106104, TP. Lagos, Nigeria

Điện thoại: +234 7018310933

Email: ng@moit.gov.vn

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Nigeria

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod