Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ (kiêm nhiệm Liechtenstein) Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha) |
Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a)
Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) thuộc hệ thống thương vụ của Bộ Công Thương Việt Nam đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng giúp thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam và các nước liên quan.
Theo đó, với vai trò là đại diện chính thức của Bộ Công Thương Việt Nam tại nước ngoài, Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) hỗ trợ các chương trình kết nối kinh tế, đầu tư; cung cấp các phân tích chi tiết về xu hướng thị trường, những cơ hội kinh doanh, cũng như tư vấn về các quy định pháp lý và thủ tục thương mại tại các quốc gia này.
Hơn hai năm chiến tranh toàn diện đã thay đổi đáng kể nền kinh tế Ucraina và tiềm năng kinh tế của Ucraina. Ảnh: AFP |
Hơn hai năm chiến tranh đã thay đổi đáng kể nền kinh tế Ucraina và tiềm năng kinh tế của Ucraina. Một phần tiềm năng kinh tế đã bị mất đi. Ucraina đang chông chờ vào sự phát triển mới, đó là vấn đề đầu tư sau chiến tranh và đầu tư đòi hỏi nhiều thứ không chỉ có tiền.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trước hết là để định rõ dung lượng tiềm năng của thị trường, thực trạng và xu thế về nhu cầu, thị hiếu và các đặc tính thị trường liên quan, báo cáo tham mưu các giải pháp phù hợp về Bộ Công Thương, các đơn vị trong Bộ và các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp trong chỉ đạo điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng và tiếp thị hàng hóa.
Ngoài việc thu thập, phân tích các dữ liệu, số liệu văn phòng về đặc điểm thị trường ngành hàng, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, theo sát và nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng, thương vụ còn chủ động và tích cực tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trực tiếp, tiếp cận, làm việc với các nhà nhập khẩu, phân phối thông qua các chuyến công tác địa phương các nước sở tại.
Cơ hội và thách thức trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ucraina
Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) đã cung cấp thông tin về nền kinh tế Ucraina trong thời gian qua và những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, hơn hai năm chiến tranh đã thay đổi đáng kể nền kinh tế và tiềm năng kinh tế của Ucraina. Nếu vào năm 2023, nền kinh tế Ucraina hồi phục sau cú sốc ban đầu và tăng tiêu dùng đáng kể nhờ kích thích tài chính mạnh mẽ (thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách thực tế hơn 20% GDP trong 2 năm liên tiếp), thì khả năng duy trì như cũ tốc độ phục hồi vào năm 2024 gặp phải nhiều thách thức.
Thêm vào đó, vào cuối năm 2024, nợ công của Ucraina được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục chưa từng có, lên tới 95% GDP. Mặc dù phần lớn là các khoản vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất tương đối thấp đối với chi tiêu Chính phủ, nhưng với khối lượng lớn, Ucraina sẽ trở thành một quốc gia có rất nhiều nợ nần và phải tiếp tục tìm kiếm nguồn cho vay sau chiến tranh.
Theo các nhà dự báo kinh tế, dù chiến tranh nhưng Ucraina vẫn có khả năng tăng trưởng khoảng 4,6% vào năm 2024 và nếu chiến tranh kết thúc vào năm 2024, ngay trong năm tiếp theo (2025), tăng trưởng GDP thực tế được dự đoán trung bình ở mức 5%. Đến năm 2027, GDP sẽ bằng 91% mức năm 2021. Trong trường hợp chiến tranh vẫn kéo dài, con số này sẽ là 88%. Một số hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào năm 2024 được đặt vào xuất khẩu, đặc biệt là việc mở rộng phạm vi hàng hóa xuất khẩu đi qua hành lang biển.
Theo Cơ quan Hải quan Ucraina, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ucraina trong năm 2023 đạt 592,679 triệu USD, tăng hơn 40% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ucraina năm 2023 đạt 524.116 triệu USD, tăng hơn 10% so với cả năm 2022. Nhập khẩu từ Ucraina đạt 61.196 triệu USD, giảm hơn 30% so với năm 2022.
Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) cho biết, dù kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước tăng trưởng, nhưng hiện nay, các công hàng của doanh nghiêp xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu Ucraina vẫn chưa tin tưởng lẫn nhau, nhất là doanh nghiệp Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho việc hợp tác thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong triển khai các hợp đồng đã ký kết đang vướng mắc và trì trệ. Trong bối cảnh này, các hợp đồng ký kết mới vẫn sẽ được hai bên quan tâm nhưng cần cân nhắc rất kỹ.
Những nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sang Ucraina sau xung đột, chắc chắn vẫn là những mặt hàng thiết yếu mà các doanh nghiệp và nhà nước ưu tiên nhập khẩu để tái thiết đất nước, như: Máy phát điện, thiết bị điện, tivi; giày dép; dệt may; chè và cà phê; thủy sản; sắt thép, tấm và pin năng lượng mặt trời...
Những gian hàng Việt Nam được người dân bản địa rất quan tâm. Ảnh: Chinhphu.vn |
Chính vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) mong muốn trong thời gian tới, khi xung đột kết thúc, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, tổ chức các đoàn công tác sang Ucraina để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực luyện kim, năng lượng, công nghệ môi trường, nhiệt điện, thủy điện, công nghệ titan, ….
Ngoài ra, hai nước cũng đẩy mạnh kinh tế đối ngoại bằng các hoat động thiết thực như Hỗ trợ phòng Công nghiệp - Thương mại Ucraina tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ucraina tại Việt Nam trong năm 2024; hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Ucraina tìm đối tác Việt Nam thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương.
Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) cũng nhận được nhiều sự quan tâm về mặt hàng gạo, lương thực và các sản phẩm vải phục vụ cho may mặc… Mặt hàng thép cán cuộn đang được thị trường Ucraina nhập khẩu từ Việt Nam thay thế cho thị trường truyền thống là Trung Quốc do thuế từ Trung Quốc cao hơn từ Việt Nam. Việc đầu tư mua bán công ty sản xuất để xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng là một lĩnh vực rất đáng quan tâm.
Thương vụ Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a) Tham tán Hoàng Đình Chại Địa chỉ: 18 Instituskaya street., 01103 Kiev, Ucraina Điện thoại: +380 44 253 02 53 Fax: +380 44 253 02 53 Email:[email protected] Website:[email protected] |