Thứ tư 16/04/2025 19:41

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ dựa trên module súng M26 do Mỹ phát triển cho đặc nhiệm.

Binh sĩ Ukraine được trang bị súng bắn đạn ghém cỡ 12 để chống UAV; Mỹ muốn sử dụng đạn pháo 155mm để phòng không… là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay.

Binh sĩ Ukraine được trang bị súng bắn đạn ghém cỡ 12 để chống UAV

Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đã nhận được hệ thống súng ngắn nòng gắn rời dạng module M26 (MASS) 12mm được sản xuất tại Mỹ. Chúng được sử dụng để chống lại mối nguy cơ từ các máy bay không người lái (UAV).

Trang tin Izvestia của Nga đã đăng tải hình ảnh cho thấy module MASS trang bị trên súng trường của binh sĩ Ukraine. M26 là loại súng ngắn cỡ nòng 12mm gắn dưới nòng của súng trường tấn công M4 và M16. Chúng có báng súng và cò súng riêng biệt cho phép bắn một cách độc lập. Đối với sản phẩm nặng 1,2 kg (1,9 kg ở phiên tự động), M26 có băng đạn 3 hoặc 5 viên. Tầm bắn hiệu quả của MASS là 30m.

Module súng bắn đạn ghém M26 tích hợp trên súng trường M4. Ảnh: Defense News

Loại súng ngắn gắn nòng này được phát triển cho lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ vào cuối những năm 1990 và vào năm 2011, MASS đã được đưa vào sử dụng. Súng ngắn được sử dụng ở Afghanistan và Iraq với nhiệm vụ phá cửa hoặc sử dụng đạn cao su phi sát thương để khống chế đối tượng khả nghi.

Đánh giá về loại súng bắn đạn ghém, ông Vladimir Starodub, nhà vô định bắn đĩa, huấn luyện viên huấn luyện chiến đấu tại Trung tâm Patriot ở vùng Kursk, lưu ý rằng tốt hơn hết là cần sử dụng súng ghém nòng dài để chống lại UAV. Trong khoảng cách 30m, vụ nổ do UAV và khối thuốc nổ gây ra vẫn ảnh hưởng tới người lính. Vì thế, nên bắn hạ UAV ở khoảng cách xa nhất có thể.

Hiện tại, quân nhân Nga trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt đã bắt đầu sử dụng đạn đánh chặn cỡ 12mm để chống lại UAV.

Chuyên gia Mỹ đánh giá Su-35 có khả năng tàng hình nhẹ

Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35S của Nga không phải là máy bay tàng hình nhưng thiết kế của nó sử dụng một số công nghệ giúp giảm tín hiệu radar. Đó là đánh giá của chuyên gia Chris Osborne của Tạp chí 19FortyFive của Mỹ.

“Một yếu tố thú vị và có thể ít được biết đến là Su-35S, tuy không phải là máy bay tàng hình hoàn toàn, nhưng dường như có một số đặc tính giảm chéo radar. Theo con mắt của người quan sát, Su-35S trông có vẻ hơi bí mật”, ông Chris Osborne cho biết.

Tác giả nhấn mạnh rằng, máy bay chiến đấu của Nga có thân máy bay tròn hơn hầu hết các máy bay thế hệ thứ 4. Đặc biệt, khung máy bay Su-35S đã được thiết kế để hạn chế phản xạ sóng radar trinh sát của đối phương.

Máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga. Ảnh: Rian

Tiêm kích Su-35S thuộc thế hệ 4++. Những máy bay này được phân biệt bởi một số đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bao gồm cả tốc độ bay siêu âm. Các cạnh của khung máy bay Su-35S được phủ bằng vật liệu làm giảm diện tích tán xạ hiệu quả, ảnh hưởng đến tầm nhìn của vật thể.

Su-35 là phiên bản nâng cấp sâu của chiến đấu cơ Su-27SM3. Su-35 có kết cấu cánh, động cơ, thiết bị điện tử trên khoang và hệ thống điều khiển mới. Vũ khí của Su-35 là một súng đại bác bắn nhanh 30mm và 12 giá treo vũ khí bao gồm các loại bom, tên lửa có điều khiển hoặc thông thường.

Su-35 được thiết kế dành cho nhiệm vụ giành ưu thế trên không và cung cấp hỏa lực mặt đất. Bản thân chiến đấu cơ thế hệ 4++ này có dải công tác rất rộng, bao gồm cả khả năng độc lập tác chiến. Tính năng chiến đấu của Su-35 có thể tiệm cận với nhiều dòng máy bay thế hệ 5. Su-35 cất cánh lần đầu tiên vào ngày 19/2/2008 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ ngày 3/5/2011.

Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đang quan tâm tới dòng chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Vào tháng 11/2024, Nga đã bắt đầu đàm phán về việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho một quốc gia nước ngoài giấu tên.

Quân đội Mỹ nghiên cứu trang bị pháo phòng không cỡ…155mm

Quân đội Mỹ gần đây đã công bố ý định ký hợp đồng với BAE Systems để sản xuất nguyên mẫu pháo tự hành 155mm để sử dụng làm hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mới.

"Nòng pháo đa năng" (MDAC) mới sẽ có khả năng bắn hạ UAV và tên lửa hành trình, cũng như máy bay và trực thăng cánh cố định truyền thống, sử dụng đạn siêu thanh ban đầu được phát triển như một phần của chương trình súng điện từ bị hủy bỏ dành cho Hải quân Mỹ.

Mục tiêu hiện tại của dự án là giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của MDAC vào năm 2027 và thử nghiệm chiến đấu trong năm 2028.

Một khẩu đội MDAC đầy đủ sẽ bao gồm 8 khẩu pháo MDAC, 4 radar đa chức năng có độ chính xác cao MFPR, 2 trung tâm chỉ huy MDBM và ít nhất 144 viên đạn dữ trữ.

Hình ảnh đồ họa về pháo phòng không MDAC. Ảnh: Topwar

Có thể pháo phòng không tự hành mới sẽ được tạo ra trên cơ sở pháo tự hành Archer 155mm của Thụy Điển, được trang bị bộ nạp đạn tự động. Theo nhà sản xuất, thời gian triển khai pháo tự hành đến vị trí bắn là 14 giây, phát phát đầu tiên là 23 giây và rời khỏi vị trí sau 3 phát bắn là 74 giây. Tính cơ động cao như vậy rất phù hợp cho các hệ thống phòng không.

Đạn siêu vượt âm hay HVP là loại đạn động học được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu bằng cách bắn trúng chúng sau khi đạt tốc độ siêu thanh tối đa 9.000km/giờ.

Chi phí cho một lần bắn HVP ước tính khoảng 100.000USD, khá kinh tế so với việc sử dụng tên lửa. Ví dụ như Stinger MANPADS tầm ngắn có giá khoảng 400.000 USD mỗi đạn, trong khi giá của các tên lửa đánh chặn tầm xa như PAC-3 MSE dành cho hệ thống phòng không Patriot có giá nhiều triệu USD.

Kim Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/4: Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Liman

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4: Kiev hứng chịu không kích chưa từng có

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/4: Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Shevchenko

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Nhật Bản: Giá chưa tăng, người dân đã giảm chi tiêu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Sumy

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 11/4: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 11/4: Chỉ huy Azov thiệt mạng