Thứ sáu 27/12/2024 11:35

Chiến lược phát triển giáo dục cần sự đổi mới, đột phá, tạo động lực chuyển đổi kinh tế

Phát triển nguồn nhân lực chính là sự gợi mở tư duy đột phá, đổi mới cho ngành giáo dục, tận dụng công nghệ cuộc cách mạng 4.0, tạo động lực chuyển đổi kinh tế.

Phát triển giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045

Ngày 19/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho ý kiến về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Văn Phúc cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng Chiến lược.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc báo cáo tại Phiên họp

Cụ thể, Bộ đã tổ chức các Hội nghị, Hội thảo trực tiếp, trực tuyến tham vấn lấy ý kiến góp ý của các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, Uỷ viên Uỷ ban về giáo dục và phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, các chuyên gia nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên các cơ sở giáo dục trên cả nước về dự thảo Chiến lược.

Tổ chức hơn 100 cuộc tọa đàm, xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia thuộc tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: UNESCO, UNICEF, ngân hàng thế giới, hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam, VVOB, PLAN…

Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2045" là phát triển con người Việt Nam toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng, có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, tài năng, cung cấp nguồn nhân lực chất ượng cao để thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Xây dựng hệ thống giáo dục mở, công bằng và bình đẳng, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á.

Các mục tiêu cụ thể được xác định cho từng bậc học. Trong đó, ở bậc mầm non, phấn đấu 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo vào năm 2030, số cơ sở giáo dục mầm non tư thục đạt 30%.

Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99%, trung học phổ thông đạt 95%.

Trong giáo dục đại học, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỉ lệ 260 sinh viên/vạn dân, số cơ sở giáo dục đại học tư thục đạt 35% với số sinh viên theo học đạt 25%.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp cho ý kiến về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Tại phiên họp, các ủy viên Hội đồng đã phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong dự thảo Chiến lược, trên cơ sở kết quả đã đạt được, cùng những tồn tại, hạn chế và thách thức đang đặt ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; những quan điểm, mục tiêu mới của Đảng, Nhà nước về nguồn nhân lực đáp ứng kinh tế số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chip, bán dẫn, năng lượng mới,…

Cần mạnh dạn "đi trước, làm thử" về chính sách mới trong giáo dục

Góp ý tại phiên họp, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, đề nghị cần xác định trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan (bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, gia đình, xã hội…) trong thực hiện Chiến lược; lựa chọn những khâu thay đổi, đột phá.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho rằng, khâu đột phá đầu tiên của Chiến lược là tạo môi trường đào tạo công bằng đối với người học lẫn cơ sở giáo dục; bổ sung các nội dung về giáo dục nghề nghiệp; tăng cường vai trò của gia đình…

Từ ý kiến của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu, Phó Thủ tướng cho rằng các địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội cần mạnh dạn "đi trước, làm thử" những cơ chế, chính sách mới trong trong lĩnh vực giáo dục với mục tiêu cao hơn, lộ trình thực hiện sớm hơn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá-Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng Chiến lược phát triển giáo dục phải gắn kết với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo thành hệ thống giáo dục mở, liên thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại Phiên họp

Tại phiên họp, ghi nhận ý kiến của các đại biểu, đồng thời, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm rõ thêm một số nội dung được đại biểu đề cập, nêu ý kiến tại Phiên họp như hệ thống giáo dục mở, liên thông, phổ cập giáo dục, vấn đề đầu tư cho giáo dục…

Riêng về tỷ lệ phân luồng sau THCS, Bộ trưởng cho rằng, hiện chưa có căn cứ thuyết phục về tỷ lệ này.

Theo Bộ trưởng, căn cứ của phân luồng, hướng nghiệp là dựa trên nhu cầu tự nguyện của học sinh, còn nhà nước phải đảm bảo 100% chỗ học nếu các cháu có nhu cầu. Do đó, cần giải toả cho các địa phương về tỷ lệ phân luồng, hướng nghiệp để đảm bảo đầu tư đủ trường học cho 100% học sinh.

Trước ý kiến cho rằng cần cụ thể hơn nữa về tầm nhìn phát triển giáo dục đến 2045, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Càng tầm nhìn xa càng không cụ thể được. Cần thống nhất những gì đã là trường tồn, bất biến của giáo dục và việc trang bị kiến thức nền tảng, khả năng thích ứng, điều chỉnh của học sinh đến năm 2045 mới là quan trọng. Đó chính là “lấy bất biến để ứng vạn biến trong giáo dục”".

Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng đã nêu rõ: Phát triển nguồn nhân lực chính là sự gợi mở tư duy đột phá, đổi mới cho ngành giáo dục, tận dụng công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

"Mục tiêu cuối cùng là tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của một thế giới đang phát triển và hội nhập toàn cầu", Phó Thủ tướng trao đổi và cho rằng Chiến lược cần có điểm nhấn, nhiệm vụ trọng tâm, tư duy cốt lõi; kiên trì định hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp đúng đắn nhưng cũng có sự thay đổi, đột phá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược phải kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học,... Từ đó xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đột phá về chương trình, tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực… đối với từng bậc học (phổ thông, học nghề, đại học, sau đại học).

Hoạt động giáo dục, đào tạo phải gắn kết giữa cung cấp kiến thức, kỹ năng và tư duy tự học, giữa thực học và thực nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới, cũng như quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế.

"Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, cần sử dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để hình thành hệ thống giáo dục mở, liên thông về chương trình, nội dung, tiêu chuẩn đánh giá, thi cử…

Việc triển khai Chiến lược phải huy động sự tham gia của cả hệ thống, trong đó có khối tư nhân để nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước tăng đầu tư, hiệu quả cho giáo dục. Trong đó cần tính đến cấu trúc của nền kinh tế, các ngành công nghiệp trong tương lai.

Để xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại, xác định rõ những mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được của giai đoạn trước, từ đó đưa ra những giải pháp đồng bộ, chọn lọc; đảm bảo phối hợp liên ngành dọc, ngang; xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, vai trò quan lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nga Đỗ
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Đội Robotacon của Việt Nam đại thắng tại World Robot Olympiad 2024

Hợp tác trong thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam