Thứ hai 23/12/2024 16:23

Chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước khởi sắc, tại sao Hà Tĩnh giảm?

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp cả nước trên đà khởi sắc, trong 61 tỉnh thành đạt tăng trưởng, Hà Tĩnh là 1 trong 2 địa phương liên tục giảm.

Theo Cục Thống kê Hà Tĩnh, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2022 giảm 29,74% so với tháng 6/2022 và giảm 29,37% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn gặp khó khăn đã tiếp tục “kéo” chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh giảm mạnh

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 33,97% so với tháng trước, giảm 29,55% so với cùng kỳ năm trước; ngành khai khoáng mặc dù có tăng 1,85% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 3,53% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 10,2% so với tháng trước, giảm 33,52% so với cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải cũng có tăng 3,29% so với tháng trước nhưng giảm 4,12% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cộng dồn giảm khoảng 10,78% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong đó, cả 4 nhóm ngành như: chế biến, chế tạo; khai khoáng; sản xuất và phân phối điện; cung cấp nước và xử lý rác thải đều giảm.

So với cùng kỳ năm 2021, nhiều nhóm sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp có sản lượng giảm, như: thép đạt 2,95 triệu tấn (giảm 4,88%); điện sản xuất đạt 4.704 triệu KWh (giảm gần 40%); mực đông lạnh đạt 213 tấn (giảm 36%); thức ăn cho gia súc đạt 6.350 tấn (giảm 5,04%); than cốc đạt 1,8 triệu tấn (giảm 3,4%)…

Trong 7 tháng năm 2022, Hà Tĩnh có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm. Nguyên nhân bởi chuỗi khó khăn mà địa phương này phải đối diện trong nửa đầu năm 2022.

Theo Cục Thống kê Hà Tĩnh, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 của Hà Tĩnh giảm 7,26%, đã “kéo” chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong vòng 5 năm qua, khiến chỉ số công nghiệp của cả 7 tháng giảm theo.

Cũng theo phân tích của Cục Thống kê, nguyên nhân chỉ số IIP của Hà Tĩnh giảm là do hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục gặp khó khăn, chỉ số sản xuất giảm mạnh là do hoạt động của một số doanh nghiệp lớn gặp khó khăn và đang tạm ngưng để tu sửa.

7 tháng đầu năm, chỉ số của cả 4 nhóm ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh đều giảm

Cụ thể, ảnh hưởng biến động của thị trường thép trong và ngoài nước đã tác động đến sản xuất thép của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép giảm nên Formosa Hà Tĩnh điều chỉnh giảm gần 10% giá bán thép cuộn cán nóng trong nước. Cùng đó, lượng hàng tồn nhiều và gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng thép sản xuất của công ty giảm mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, Tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 tạm ngừng hoạt động để tu sửa, đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại. Vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 cũng như 7 tháng năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh cho biết, Mặc dù ngành công nghiệp luôn là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, nhưng trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 7,26% đã “kéo” chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt thấp. Điều này khiến chỉ số công nghiệp của cả 7 tháng giảm theo.

Bên cạnh đó, do giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá thép thành phẩm giảm, nhà máy Formosa chỉ sản xuất được 2,67 triệu tấn thép trong nửa đầu năm 2022, giảm 1,67% so với cùng kỳ năm trước...

Bên cạnh đó, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp 7 tháng đầu năm 2022 giảm 6,55% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm số lượng lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 8,94%) so với cùng kỳ năm trước. Do khó khăn trong sản xuất bởi hậu quả của dịch Covid-19 nên một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ thu hẹp sản xuất, giảm lao động. Cùng với đó, việc đưa các máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cũng đã giảm được nguồn nhân lực.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản