Chủ nhật 22/12/2024 10:47

Châu chấu tre lưng vàng: Chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ

Châu chấu tre lưng vàng đang gây thiệt hại cho địa phương Cao Bằng, Lạng Sơn. Cục Bảo vệ thực vật cho hay, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ.

Trước thông tin đàn châu chấu tre lưng vàng xuất hiện, "tấn công" hoa màu của người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, thống kê của Cục, diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở tỉnh Lạng Sơn khoảng 10 ha, trong khi ở tỉnh Cao Bằng diện tích cây trồng bị thiệt hại (chủ yếu là cây vầu) do nạn châu chấu tre lưng vàng đã lên đến 450 ha.

Châu chấu tre lưng vàng gây hại trên cây ngô tại xã Kim Hỷ (Na Rì, Bắc Kạn). Ảnh: Nông Quang Hải - Báo Nông nghiệp Việt Nam

Hiện, Cục Bảo vệ thực vật đang chủ động phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng để có các biện pháp phòng chống phù hợp.

Trong chiều nay (30/5), một đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ lên Cao Bằng phối hợp với tỉnh lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng. Trước đó, UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã có báo cáo và khả năng tỉnh này sẽ công bố dịch. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không.

Về biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng, ông Nguyễn Quý Dương cho biết, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ. Thời điểm này, châu chấu mới ở tuổi 2, 3 nên hiệu quả phun phòng trừ rất tốt do bộ cánh chưa phát triển hoàn thiện. Nếu sang tháng 7, bộ cánh châu chấu hoàn thiện, tốc độ di chuyển của chúng nhanh hơn thì thiệt hại càng lớn, quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật không những giảm tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Về nguồn gốc đàn châu chấu tre lưng vàng có phải từ Trung Quốc bay sang không, ông Dương cho biết, đàn châu chấu tre là loài sinh vật gây hại vẫn xuất hiện hàng năm trong nội địa, là nhóm gây hại chủ yếu trên tre, nứa, vầu.

Ông Dương cho biết, để giảm thiểu những tác động lên môi trường, Cục Bảo vệ thực vật đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ loài dịch hại này.

Trước đó, thông tin cho thấy, hàng vạn con châu chấu bất ngờ xuất hiện ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, bậu kín mặt tường lẫn đường đi, nhìn từ xa nhiều người còn tưởng đây là "sâu róm".

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp