Thứ sáu 22/11/2024 20:05

Châu Á vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nhà kinh tế cho biết châu Á đặc biệt là Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu có vẻ sẽ rơi vào suy thoái vào năm tới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á vào đầu năm nay đã mất đà do ba “cơn gió ngược” - đó là lãi suất tăng, chiến tranh ở Ukraine và tác động của hoạt động kinh tế chững lại của Trung Quốc. Mặc dù vậy, châu Á vẫn là một điểm sáng tương đối trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng mờ nhạt. IMF dự đoán mức tăng trưởng của châu Á và Thái Bình Dương là 4% trong năm nay và 4,3% vào năm 2023, cả hai đều dưới mức trung bình 5,5% trong hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, nức tăng này vẫn cao hơn dự báo của quỹ đối với châu Âu và Mỹ. IMF đang kỳ vọng mức tăng trưởng 3,1% vào năm 2022 và 0,5% vào năm 2023 đối với khu vực đồng euro; và tăng trưởng 1,6% trong năm nay và 1% trong năm tới đối với Mỹ.

Nhìn chung, con đường của châu Á sẽ khác với nhiều nền kinh tế tiên tiến như châu Âu vì nó đóng vai trò là công cụ đa dạng hóa hữu ích ở mức độ nào đó giúp tránh khỏi những khó khăn mà châu Âu phải đối mặt. Điều này ngụ ý có nhiều khoảng trống hơn cho các chính sách định hướng tăng trưởng trong khu vực, khác với nhiều nơi khác trên thế giới, nơi lạm phát cao buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt các điều kiện tài chính.

IMF cho biết Đông Nam Á có thể sẽ tận hưởng một năm mạnh mẽ phía trước. Việt Nam đang mở rộng từ vị trí trung tâm của các nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong khi Philippines, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ có thể sẽ tăng trưởng từ 4% đến 6%. IMF cho biết thêm, du lịch ở Campuchia và Thái Lan sẽ tăng trưởng. Cho đến nay, xuất khẩu từ ASEAN-6 - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã vượt trội so với Bắc Á và phần còn lại của khu vực, theo Ngân hàng DBS. Giá hàng hóa cao hơn và sự gián đoạn nguồn cung đã giúp các nhà xuất khẩu như Indonesia. Các nhà phân tích Chua Han Teng và Daisy Sharma của DBS cho biết các chỉ số quản lý mua hàng sản xuất ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam vẫn theo xu hướng tăng trưởng.

Tuy nhiên, IMF cho biết, triển vọng đối với các thị trường biên giới châu Á như Sri Lanka và Bangladesh vẫn mờ mịt. Sri Lanka vẫn đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong khi ở Bangladesh, cuộc chiến ở Ukraine và giá cả hàng hóa cao đã cản trở sự phục hồi của nước này sau đại dịch.

Các nền kinh tế nợ cao như Maldives, Lào và Papua New Guinea, và những nền kinh tế đối mặt với rủi ro tái cấp vốn, như Mông Cổ, cũng đang đối mặt với những thách thức khi dòng chảy kinh tế thay đổi. Đối với Trung Quốc, nước này có thể sẽ phục hồi trong năm nay và có thể đạt mức tăng trưởng 3,2% vào năm 2022 trước khi tăng tốc lên 4,4% vào năm 2023 khi các chính sách zero-Covid của nước này được nới lỏng dần dần.

Duy Hưng (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine

Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí 'hết hạn'?; Hamas từ chối trao đổi con tin với Israel

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới