Thứ ba 24/12/2024 01:18

Chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

Trước thực tế liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động, sự cố mất an toàn lao động tại nhiều dự án, công trình, doanh nghiệp… thời gian gần đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, riêng từ tháng 5/2020 đến nay, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người. Điển hình như: Vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 25/5/2020 tại dự án Thủy điện Plei Kần, xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum làm 6 công nhân của Công ty Cổ phần Tấn Phát thương vong (3 người chết, 3 người bị thương); vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 10/6/2020 tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Kiều Thi, thuộc Công ty TNHH MTV Kiều Thi Junma, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm 23 người thương vong (3 người chết, 20 người bị thương); đặc biệt nghiêm trọng là vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 14/5/2020 tại công trình xây dựng nhà máy Công ty Cổ phần AV Healthcare - Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, làm 24 công nhân của Công ty TNHH Hà Hải Nga thương vong (10 người chết, 14 người bị thương)...

Kiểm định kỹ thuật an toàn: Chai chứa LPG, trụ nạp LPG, các van trên hệ thống chiết nạp LPG

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do người sử dụng lao động, người lao động chủ quan, thiếu quan tâm đến công tác ATVSLĐ và rèn luyện kỹ năng làm việc an toàn.

Để kịp thời chấn chỉnh công tác ATVSLĐ, bảo đảm quyền được làm việc an toàn của người lao động, sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng tại địa phương tập trung nguồn lực cho công tác quản lý ATVSLĐ, bao gồm cả khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, cải thiện điều kiện lao động, nhằm chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động nói riêng và người dân nói chung, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ. Tăng cường thanh tra chuyên đề về ATVSLĐ, đặc biệt trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như khai thác khoáng sản, khai thác đá, xây dựng, quản lý sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công khai thông báo những vi phạm nghiêm trọng trong công tác ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; xử lý nghiêm vi phạm về an toàn lao động…

Là bộ tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có những ngành, nghề tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn lao động, nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công Thương tập trung tăng cường quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù trong lĩnh vực Bộ phụ trách, đặc biệt là vật liệu nổ công nghiệp, các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng nổ.

Để đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt trong những ngành lao động đặc thù, thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều thông tư, quy định về kỹ thuật an toàn lao động. Điển hình như việc ban hành Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Thực hiện quy định của Bộ Công Thương, các Tập đoàn, Tổng công ty, đơn vị trong ngành đã cố gắng thực hiện đầy đủ những quy định về an toàn, triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, sự cố, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Ví dụ tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hệ thống quản lý an toàn - sức khoẻ - môi trường tiếp tục được xây dựng, duy trì và cải tiến tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Đồng thời tổ chức ứng cứu khẩn cấp được thiết lập từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên. Các đơn vị thuộc Tập đoàn tiếp tục duy trì hình thức kiểm tra về an toàn đầu ca làm việc; kiểm tra cấp tổ đội; kiểm tra cấp công ty, kiểm tra cấp Tổng công ty…

Hay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức, phân công nhiệm vụ từ lãnh đạo đến các phòng nghiệp vụ và cán bộ chuyên trách thực hiện công tác ATVSLĐ - Phòng chống cháy nổ (PCCN); thành lập đội chữa cháy cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại toàn bộ các công trình xăng dầu. Thực hiện đầy đủ việc báo cáo định kỳ về ATVSLĐ - PCCN, kế hoạch và kết quả hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN hàng năm…

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động