Chủ nhật 22/12/2024 13:38

Cây ké đầu ngựa - Trị viêm khớp trong dân gian

Cây ké đầu ngựa rất nổi tiếng trong Đông y, bởi công dụng chữa đau răng, phong hàn, mề đay, mụn nhọt và đặc biệt là chữa bệnh viêm khớp.

Cây ké đầu ngựa không chỉ là loài cây quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh.

Cây ké đầu ngựa còn có tên là Thương nhĩ, thuộc họ Cúc (tên khoa học: Asteraceae). Dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang...

Cây ké ngựa có chiều cao khoảng 2m, ít phân cành. Thân cây hình trụ, cứng, có khía. Thân thường có màu lục nhưng đôi khi điểm chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá cây mọc so le có hình tim hoặc tam giác, mép lá có răng cưa không đều.

Cây ké đầu ngựa. Ảnh antoanvesinh.com

Hoa mọc theo từng cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả hình trứng, có sừng ở đầu, phủ đầy gai, dài 12-15mm. Mùa hoa quả vào tháng 5–8. Khi quả khô, các gai móc này sẽ dễ bám vào lông động vật hay quần áo của người để phát tán đi xa hơn. Cây ké đầu ngựa ưa ánh sáng và ưa ẩm nên thường mọc ở ven đường đi hoặc ruộng đồng hoa màu bỏ hoang.

Cây có chứa hàm lượng iod khá cao. Quả có chứa sesquiterpen lacton như xanthinin, xanthatin, xanthumin, xanthol, isoxanthol. Quả non có chứa nhiều vitamin C, glucose, fructose, sucrose…

Quả của ké đầu ngựa được thu hái làm dược liệu. Thời điểm thu hái thích hợp là vào mùa thu khi quả đã già. Nên lựa chọn thời điểm khi trời khô ráo để quả có chất lượng tốt.

Loại bỏ tạp chất, cuống lá, đem quả phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40 – 45 độ C. Bảo quản nơi khô thoáng.

Quả ké (Thương nhĩ tử) là bộ phận thường được dùng để làm thuốc. Ảnh antoanvesinh.com

Công dụng cây ké đầu ngựa

Quả có vị ngọt nhạt, với công dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp, điều trị phong hàn, đau đầu rất hiệu quả. Ngoài ra cây ké đầu ngựa còn hỗ trợ điều trị chứng tay chân đau, co rút, phong tê thấp, mề đay, lở ngứa, tràng nhạt, mụn nhọt.

Một số bài thuốc từ dược liệu ké đầu ngựa

Chữa thấp khớp, viêm khớp: 20g ké đầu ngựa, lá lốt 20g, vòi voi 40g, ngưu tất 10g. Bào chế thành chè thuốc, sau đó mang đi hãm với nước sôi rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Hoặc có thể dùng bài thuốc: 12g ké đầu ngựa, rễ cỏ xước 40g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, hy thiêm 28g, ngải cứu 12g. Tất cả đem đi sao vàng, sắc đặc uống. Dùng liên tục trong 7–10 ngày.

Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút: 12g quả ké đầu ngựa, giã nát rồi sắc nước uống.

Chữa viêm da tiến triển: 12g ké đầu ngựa, hy thiêm 16g, ngưu tất 16g, thổ phục linh 12g, tỳ giải 12g, cành dâu 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Tất cả đem sắc uống, mỗi ngày sẽ uống một thang.

Chữa đau khớp, tê bại đau buốt người: 12g ké đầu ngựa, bạch chỉ 8g, kinh giới 8g, xuyên khung 6g, thiên niên kiện 6g. Sắc uống mỗi ngày.

Điều trị bướu cổ: Ké đầu ngựa 15g, cây xạ đen 40g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày.

Điều trị mụn nhọt, điều trị lở: 10g ké đầu ngựa, bồ công anh 15g, 10g sài đất, 5g kim ngân hoa, cam thảo đất 2g. Bào chế thành dạng chè thuốc với trọng lượng 42g 1 gói. Mỗi ngày dùng 1 gói. Hãm nước sôi uống trong ngày.

Điều trị đau răng: Sắc nước quả ké đầu ngựa ngậm nhiều lần rồi nhổ ra.

Đối với bệnh sỏi thận, phù thũng, bí tiểu: 8g mỗi vị: Thương nhĩ tử thiêu tồn tính, Đinh lịch, tán nhỏ, pha với nước uống trong ngày, uống 2 lần/ngày.

Chữa bệnh bướu cổ: Quả ké đầu ngựa sao vàng, đun sôi trong 15 – 20 phút, sau đó uống 4 – 5g trong ngày.

Chữa tổ đỉa: Dùng 50g quả ké, 50g thổ phục linh, 50g hạ thô thảo, 30g vỏ núc nác, 20g sinh địa, và 15g hạt dành dành. Đem tán bột và lăn thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 20 – 25g.

Chữa bệnh phong: Dùng ké đầu ngựa giã nát sau đó lấy nước và nấu cô lại thành cao, mỗi thỏi 300g. Lấy 1 con cá quả, nhét cao vào bụng cá, nấu với rượu để ăn. Mỗi ngày ăn 1 con, ăn khoảng 3 – 5 con thì dừng và kiêng muối trong vòng 100 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây ké đầu ngựa

Không dùng dược liệu đã mọc mầm, ẩm mốc.

Nhức đầu do huyết hư: Không dùng.

Tác dụng phụ có thể gặp phải: Mệt mỏi, đau đầu nhẹ, tiêu chảy.

Theo một số tài liệu thì khi sử dụng cây thuốc này để điều trị bệnh, người bệnh nên kiêng thịt heo vì có thể gây dị ứng (nổi quầng đỏ khắp người).

Đặc biệt với người mắc bệnh lý xương khớp nên áp dụng bài thuốc bền bỉ từ 1-3 tháng để có hiệu quả rõ rệt và lâu dài nhất.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Bài thuốc dân gian

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024