Chủ nhật 22/12/2024 14:19

Cây cỏ vòi voi trị đau xương khớp, bệnh ngoài da

Cây vòi voi vị đắng nhạt, mùi hăng, tính mát. Có tác dụng thông huyết, trừ phong thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương, khớp.

Cây vòi voi là một cây cỏ mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Nó cũng được sử dụng trong y học dân gian của nhiều nước. Cây vòi voi có nhiều tên khác như dền voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đao, nam độc hoạt. Cây có tên khoa học Heliotropium indicum L., thuộc họ vòi voi Boraginaceae.

Cây có vị đắng nhạt, hơi cay, mùi hăng, tính mát

Đây là một loại cỏ cao từ 25 đến 40cm, thân khô, cứng, mang nhiều cành. Xung quanh thân có nhiều lông nhám, cứng, khỏe. Lá hơi nhăn nheo, sần sùi, có hình trứng dài. Cả 2 mặt đều có lông, các mép lá có răng cưa không đều, cao từ 25 đến 40cm

Hoa có màu tím hoặc màu trắng, mọc xếp liền nhau thành hai hàng dài. Hoa không có cuống, mọc thành cụm có hình dạng giống vòi của con voi nên được gọi với cái tên vòi voi. Quả gồm 4 hạch nhỏ, trên đỉnh dính vào nhau, khi chín thì tách ra.

Cây vòi voi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây mọc ở hầu hết các tỉnh, trừ vùng núi cao. Đây là một loài cây ưa sáng, thường mọc trên các bãi đất ẩm trên đường đi, nương rẫy, vườn, đất bỏ hoang, …

Cây mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 - 5, sinh trưởng trong mùa hè. Ra hoa quả nhiều và tàn lụi vào giữa mùa thu.

Cây được thu hái quanh năm, nhưng để cây chứa nhiều dưỡng chất nhất cho ra sản phẩm chất lượng thì thường người ta hay thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Thường dùng toàn cây, dùng tươi hay phơi khô đều được.

Bài thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau các khớp xương

Vòi voi khô 300g, rễ Nhàu rừng 200g, củ Bồ bồ 150g, Cỏ mực 100g.

Các vị hiệp chung, tán nhuyễn, vò ra viên bằng hạt tiêu. Mỗi lần uống 20-30 viên, ngày 2-3 lần.

Cây vòi voi được dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa phong thấp, sưng khớp, đau lưng, mỏi gối, viêm họng, nhọt sưng tấy, … Liều dùng: 15 – 30g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.

Theo kinh nghiệm dân gian, cây vòi voi được dùng để điều trị đau xương khớp, các bệnh lý ngoài da, vết thương phần mềm. Các nghiên cứu gần đây phần nào chứng minh những tác dụng này. Tuy nhiên, cây thuốc này có thể gây độc trên gan, cũng như gây sảy thai, vì vậy không nên tự ý uống để tránh tác dụng không mong muốn.

Trần Hà
Bài viết cùng chủ đề: Bài thuốc dân gian

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024