Thứ hai 23/12/2024 14:18

Cầu Rồng - Biểu tượng cho khát vọng vươn ra biển lớn của Đà Nẵng

Với thiết kế độc đáo, khác biệt, cầu Rồng trở thành biểu tượng của thành phố Đà Nẵng về khát vọng “hóa Rồng”.

Cầu Rồng – biểu tượng cho khát vọng vươn cao, bay xa của người dân Đà Nẵng được khởi công xây dựng từ tháng 7/2009, hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng ngày kỷ niệm giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/2013). Ảnh: Trần Minh Trí

Cầu Rồng có có tổng chiều dài 666m (riêng hình dáng rồng dài 568m), nặng gần 9.000 tấn, với 5 nhịp cầu chính, 3 nhịp cầu dẫn; tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.

Đầu cầu ngẩng cao hướng về biển Đông (phía quận Sơn Trà), đuôi cầu nằm bên kia sông Hàn (phía quận Hải Châu).

Ngay từ lúc hoàn thành, cầu Rồng đã trở thành một hiện tượng, không chỉ bởi giá trị nghệ thuật, kỹ thuật, du lịch, mà đã nhanh chóng trở thành biểu tượng mới của TP. Đà Nẵng về khát vọng “hóa Rồng”.

Điểm nhấn của cầu Rồng là thiết kế gắn liền với văn hóa Việt, là biểu tượng tâm thức cao quý gắn với cội nguồn của người Việt Nam “con Rồng, cháu Tiên”.

Công trình đã đạt nhiều giải thưởng danh giá, trong đó, phải nhắc đến giải thưởng Kỹ thuật xuất sắc nhất (EEA) – “Giải Oscar của ngành kỹ thuật”.
Cầu Rồng được thiết kế chính bởi một liên doanh quốc tế. Tuy nhiên, “thổi hồn” cho cây cầu mang hơi thở Á Đông, mang văn hóa và hồn cốt “con Rồng, cháu Tiên” lại là người Việt Nam, là một người con của Đà Nẵng – điêu khắc gia Phạm Văn Hạng (sinh năm 1942, tại làng chài Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng). Ông chính là người được lãnh đạo TP. Đà Nẵng mời để chỉnh sửa, thiết kế lại đầu và đuôi cầu Rồng.

“Tôi may mắn được lãnh đạo thời đó tin tưởng giao nhiệm vụ này. Tôi đã chọn hình tượng con Rồng thời nhà Lý. Rồng là hình tượng của sự cao quý, hiên ngang. Rồng thời Lý thường ngẩng cao đầu, miệng há rộng thể hiện cho khát vọng bay cao, sức sống mãnh liệt. Rồng thời Lý cũng gắn với 1.000 năm Thăng Long” - điêu khắc gia Phạm Văn Hạng cho biết.

Nét đặc trưng của cầu là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Cầu Rồng nằm trong nhóm 30 cây cầu đẹp nhất hành tinh. Ảnh: Trần Minh Trí

Cầu Rồng trở thành biểu tượng cho khát vọng vươn ra biển lớn của TP. Đà Nẵng và cũng là gửi gắm của người dân cho các thế hệ lãnh đạo thành phố dám nghĩ, dám làm, hướng đến mục tiêu lớn nhất vì sự phát triển của thành phố. Ảnh: Trần Minh Trí

Cầu Rồng với kiến trúc độc đáo là niềm tự hào của Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Vào các ngày cuối tuần, cầu Rồng sẽ phun lửa, phun nước. Ảnh: Trần Minh Trí

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cầu Rồng sẽ phun lửa, phun nước xuyên suốt các đêm từ ngày 9/2 đến ngày 13/2 (tức 30 tháng Chạp đến mùng 4 Tết) để phục vụ khách tham quan. Ảnh: Trần Minh Trí

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: phát triển du lịch

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo