Thứ sáu 08/11/2024 00:30

Cao Bằng: Quy hoạch cảng cạn quy mô đến 50.000 Teu/năm

Theo quy hoạch tỉnh Cao Bằng sẽ phát triển một cảng cạn tại huyện Trùng Khánh, phục vụ cho phát triển kinh tế, hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thủ tướng Chính phủvừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Bên cạnh việc ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Cao Bằng định hướng quy hoạch phát triển cảng cạn Trà Lĩnh, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, với quy mô 50.000 Teu/năm.

Cao Bằng sẽ được quy hoạch cảng cạn Trà Lĩnh, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh. Ảnh minh họa

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, cảng cạn Cao Bằng nằm trên hành lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng.

Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang này đến năm 2030 khoảng từ 200.000 - 250.000 Teu/năm. Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn trên hành lang này đến năm 2030 khoảng từ 20 - 25 ha.

Theo đó, Cao Bằng sẽ quy hoạch cảng cạn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, nhằm phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và trên hành lang Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng qua cửa khẩu Trà Lĩnh.

Đến năm 2030, cảng cạn có quy mô tổng diện tích khoảng 5ha và năng lực thông qua đạt khoảng 50.000 Teu/năm.

Dự kiến đến năm 2050, cảng cạn có quy mô diện tích khoảng 15ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của cảng cạn này đến năm 2030 khoảng 175 tỷ đồng và tới năm 2050 dự kiến khoảng 350 tỷ đồng.

Cảng cạn Trà Lĩnh kết nối với cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), QL 3, QL4A và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Cảng chủ yếu kết nối với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.

Việc huy động vốn đầu tư cảng cạn được thực hiện với hình thức mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, cũng như khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền khai thác.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Cao Bằng

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng

Cần Thơ: Chấn chỉnh các hoạt động giao dịch, mua bán nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Người dân thấp thỏm, lo lắng sống dưới chân đập Hố Dư

Phê duyệt kết quả thẩm định tác động môi trường dự án cao tốc CT.08 đoạn qua Thái Bình, Nam Định

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chi tiết lịch cắt điện từ ngày 7/11 đến ngày 9/11

Bắc Ninh: Số doanh nghiệp thành lập mới và ‘hồi sinh’ tăng mạnh

Lạng Sơn: Quy định hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo

Sơn La có tân Giám đốc Công an tỉnh

Nam Định: Chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 29 dự án FDI

Hải Phòng điều động và bổ nhiệm nhiều giám đốc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế

Đường Trường Sơn Đông đoạn qua tỉnh Kon Tum sạt lở gây ách tắc giao thông

Quảng Nam: Truy trách nhiệm lãnh đạo huyện, xã nếu để phát sinh tàu cá '3 không'

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp xin xử lý container hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái

Quảng Ninh: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024