Thứ năm 21/11/2024 22:21

Cao Bằng kết nối giao thông phát triển kinh tế cửa khẩu và du lịch

Là một tỉnh miền núi biên giới với nhiều địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp… tỉnh Cao Bằng xác định kinh tế của khẩu và du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế trong những năm tới đây. Một phương án kết nối giao thông đến các cửa khẩu, khu, điểm du lịch trên địa bàn Cao Bằng đã được xây dựng…
Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng -Cao Bằng

Để khai thác tiềm năng thế mạnh kinh tế cửa khẩu, gắn với phát triển du lịch, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng phương án kết nối giao thông các cửa khẩu, điểm du lịch trên địa bàn. Phương án này được thực thi sẽ góp phần nâng cấp hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến thăm quan tỉnh Cao Bằng...

Thác Bản Giốc- một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Cao Bằng

Theo ông Lã Hoài Nam – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Cao Bằng, cũng là cơ quan tham mưu cho tỉnh xây dựng phương án kết nối giao thông: Mục tiêu của phương án kết nối giao thông là đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyết mạch đến các cửa khẩu, khu du lịch trọng điểm của tỉnh theo hướng kết nối thông suốt, rút ngắn được thời gian khoảng cách đi lại. Theo đó, sẽ nâng cấp, cải tạo mở rộng 9 tuyến đường nối liền qua các huyện Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An và Nguyên Bình với tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng. Việc đầu tư triển khai sẽ được thực hiện từ nay cho đến năm 2025 thông qua nguồn ngân sách đầu tư công, ưu tiên thực thi những điểm nút giao thông quan trọng. Đặc biệt, liên quan đến các điểm du lịch nổi tiếng của Cao Bằng như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hang Ngườm Pục, Động Dơi, Cổng Trời, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo, vùng Công viên địa chất non nước Cao Bằng.

Nâng cấp các tuyến đường huyết mạch

Trên cơ sở Phương án kết nối giao thông, sau khi rà soát nghiên cứu hiện trạng, Sở Giao thông Vận tải đã đề xuất quy mô, dự kiến kinh phí đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xác định các nhóm dự án có thể bố trí nguồn vốn đầu tư như: Tuyến Trùng Khánh – Trà Lĩnh kết nối khu du lịch và cửa khẩu có chiều dài 30km đầu tư đường đạt cấp 4, mặt đường nhựa bê tông, dự kiến kinh phí trên 280 tỷ đồng. Hiện nay đã có dự án ADB đầu tư, dự kiến năm 2020 triển khai; Dự án tuyến đường từ thị trấn Hòa Thuận (huyện Phục Hòa) - Thanh Nhật (huyện Hạ Lang) với tổng chiều dài 36 km thuộc dự án nâng cấp mở rộng đường tỉnh lộ 208 từ thị trấn Đông Khê, Thạch An đến xã Chí Viễn Trùng Khánh; Giai đoạn 2 sẽ đầu tư 13km đoạn từ xã Cô Ngân đến thị trấn Thanh Nhật với kinh phí trên 200 tỷ đồng. Nhóm các dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 là Tuyến Đức Long (Thạch An) – Tà Lùng (Phục Hòa); Nước Hai, Nà Bao, Nguyên Bình; Trùng Khánh – Pò Peo; Trà Lĩnh - Đôn Chương; Tam Kim – Ngã ba Sơn Đông, Nguyên Bình; Bằng Ca – Lý Vạn, Hạ Lang; Đường từ ngã 3 Cao Sơn (QL43) đến Phia Đén, Nguyên Bình; Nguyên Bình – Tam Kim; Tam Kim – Hoa Thám.

Ưu tiên thực thi các nút giao thông quan trọng
Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng được công nhận là điểm du lịch hấp dẫn

Cũng theo ông Lã Hoài Nam, từ khi Cao Bằng được công nhận “Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng”, lượng khách du dịch đến thăm quan ngày càng tăng lên, mặc dù kết cấu hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập cũng là trở ngại trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Chính vì vậy, đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông là một trong những mục tiêu cần thiết, nhất là đối với giao thông phát triển du lịch, cửa khẩu để đảm bảo kết nối giao thông thông suốt. Đồng thời tăng cường quản lý, bảo vệ khai thác hệ thống giao thông ổn định và bền vững, quan tâm xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn toàn giao thông trên các tuyến đường trọng điểm.

Phương án kết nối giao thông các cửa khẩu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được Ban thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng thông qua. Theo tính toán, nếu các tuyến đường kết nối du lịch, cửa khẩu được triển khai hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Mặt khác, giảm bớt được thời gian, chi phí cho du khách đến thăm quan tỉnh Cao Bằng.

Quang Dương-Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc