Thứ ba 19/11/2024 07:27

Căng thẳng hành lang thương mại ở Biển Đỏ

Lực lượng Houthi tại Yemen đang gia tăng tấn công các tàu đi qua Biển Đỏ vì cuộc xung đột giữa Israel-Hamas.

Nhiều tàu hàng bị tấn công

Trong những tuần gần đây, phiến quân Houthi của Yemen đã liên tục tấn công gần eo biển chiến lược Bab al-Mandeb, ngăn cách bán đảo Ả Rập với châu Phi. Houthis cảnh báo sẽ nhắm vào các tàu lưu thông ngoài khơi Yemen hướng đến /chu-de/israel.topic, nhằm đáp trả cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas ở /chu-de/dai-gaza.topic.

Ngày 15/12, Houthi đã thừa nhận tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào 2 tàu chở hàng của Israel trên Biển Đỏ. Trong một tuyên bố phát sóng trên kênh truyền hình al-Masirah, người phát ngôn của lực lượng Houthi, Yehya Sarea, xác nhận lực lượng này đã tấn công 2 tàu chở hàng MSC Alanya và MSC Palatium III đang trên đường tới Israel.

Cơ quan điều hành thương mại hàng hải của Anh báo cáo có 8 sự cố ở khu vực phía Nam Biển Đỏ, gần eo biển Bab al-Mandab. Kênh truyền hình Al Arabiya có trụ sở tại Saudi Arabia cũng đưa tin một tàu chở hàng mang cờ Liberia đã bị trúng tên lửa từ Yemen và bốc cháy.

Căng thẳng ở Biển Đỏ đe dọa thương mại toàn cầu

Ngày 12/12, lực lượng Houthi xác nhận đã tấn công bằng tên lửa nhằm vào tàu chở dầu thương mại Strinda treo cờ Na Uy.

Các phân tích trong ngành vận tải hàng hải cho thấy, một số công ty vận tải lớn đã bắt đầu chuyển hướng đi vòng quanh châu Phi.

Theo nhà phân tích Albert Jan Swart của ngân hàng ABN Amro, các công ty chuyển hướng vận tải để tránh tuyến qua kênh đào Suez hiện chiếm khoảng 50% thị trường vận tải container toàn cầu. Nhiều hãng vận tải đường biển, trong đó có 2 hãng lớn nhất thế giới là Maersk và Hapag-Lloyd, đã tuyên bố đình chỉ tuyến đường này.

Tầm quan trọng của Biển Đỏ

Biển Đỏ là một tuyến đường cao tốc trên biển nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, từ đó nối châu Âu với châu Á. Mỗi năm có khoảng 20.000 tàu đi qua kênh đào Suez, đây là điểm ra vào của các tàu đi qua Biển Đỏ.

Sự gia tăng đột biến các vụ tấn công tàu chở hàng tại Biển Đỏ đã làm leo thang căng thẳng tại một trong những tuyến vận chuyển biển quan trọng nhất thế giới. Biển Đỏ là cầu nối quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, là tuyến đường thương mại quan trọng cho vận tải biển và cung cấp năng lượng toàn cầu.

Theo đó, khoảng 40% thương mại quốc tế đi qua eo biển Bab-el-Mandeb, một tuyến đường thủy hẹp ngăn cách Bán đảo Arab với vùng Sừng châu Phi.

Hàng loạt hãng vận tải biển lớn thông báo tạm ngưng cho tàu đi qua Biển Đỏ vì lo ngại an ninh

Giáo sư Andreas Krieg tại King's College London cho biết, để tránh Biển Đỏ, các tàu thuyền sẽ phải đi qua Mũi Hảo Vọng, khiến hành trình kéo dài nhiều hơn, bình quân khoảng 6 ngày đối với một chiếc tàu đi từ châu Á đến châu Âu, phụ phí nhiên liệu cũng có thể tăng thêm 300.000 - 400.000 USD.

Hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là những mặt hàng tiêu dùng vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Do đó, tình hình gián đoạn này sẽ không ảnh hưởng đến các mặt hàng trong mùa đông này.

Theo ông Torbjorn Soltvedt, thuộc công ty phân tích rủi ro Verisk Maplecroft, mối đe dọa kinh tế trước mắt liên quan đến Ai Cập: “Trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ và lạm phát cao, tình trạng doanh thu từ kênh đào Suez suy giảm sẽ bước vào giai đoạn trầm trọng”.

Mỹ lập liên minh bảo vệ tàu thương mại trên Biển Đỏ

Hành động leo thang tấn công tàu thương mại của Houthi buộc Mỹ phải lên kế hoạch tăng cường tàu chiến đến Biển Đỏ. Theo đó, Mỹ công bố thành lập liên minh 10 quốc gia nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) từ nhóm vũ trang Houthis nhằm vào các tàu đi qua Biển Đỏ.

Các quốc gia muốn tìm cách duy trì nguyên tắc tự do đi lại cần phối hợp để đối phó với thách thức do yếu tố phi nhà nước gây ra”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho hay.

Các thành viên trong liên minh gồm: Mỹ, Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha. Một số quốc gia sẽ tuần tra chung, số khác hỗ trợ tình báo ở nam Biển Đỏ và Vịnh Aden.

Theo Lầu Năm Góc, liên minh sẽ hoạt động với mục tiêu đảm bảo tự do đi lại cho tất cả quốc gia, tăng cường an ninh và thịnh vượng cho khu vực.

Hiện chưa rõ các nước trong liên minh có sẵn sàng hành động tương tự tàu chiến Mỹ trong những ngày gần đây hay không, như việc bắn hạ tên lửa và UAv của Houthi.

Thanh Bình

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine: Kỷ nguyên chiến tranh robot, Ukraine sắp trở thành chiến trường không người?

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đề xuất đóng băng xung đột; đồng minh Ukraine thừa nhận cần thỏa hiệp với Nga

Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC)

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 18/11: Nga 'trút bão UAV', Kiev hứng chịu đòn khốc liệt; Kurakhove bên bờ vực 'sụp đổ'

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Báo Nga: Chuyên gia cảnh báo căng thẳng leo thang nếu Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

Thủ tướng Đức nêu lý do điện đàm với Tổng thống Putin, cam kết 'chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine'?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/11/2024: Đức kêu gọi đối thoại với Nga-Ukraine; Moscow tập kích cơ sở năng lượng của Ukraine

Nga cảnh báo Thế chiến III nếu Ukraine được dùng tên lửa tầm xa tấn công vào Moscow

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/11: Kịch chiến nảy lửa tại Kursk; UAV Ukraine phá hủy xe phòng không Buk của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine 'gặp khó' nơi tiền tuyến; Nga để mất vũ khí 'triệu đô'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?