Chủ nhật 22/12/2024 13:53

Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Với giá lúa có xu hướng liên tục nhích trong những tuần qua, nông dân Cần Thơ phấn khởi với niềm tin một vụ thu đông thắng lợi.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, nông dân trên địa bàn Cần Thơ đã xuống giống gieo trồng lúa vụ thu đông 2024 với diện tích 68.521ha, đạt 108% so với kế hoạch, cao hơn 290ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 3% diện tích lúa thu đông trong giai đoạn đẻ nhánh, khoảng 80% diện tích trong giai đoạn làm đòng đến trổ và khoảng 17% diện tích trong giai đoạn chắc xanh, lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Giá lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng trong những tuần quan. Ảnh: MH

Nông dân Cần Thơ đang rất phấn khởi khi nhiều thương lái đã đặt cọc mua lúa vụ thu đông với giá cao hơn so với cùng kỳ của các năm trước. Nông dân tại nhiều quận, huyện của thành phố cho biết, các loại lúa OM 34, OM 5451 và OM 18 đang được nhiều thương lái hỏi đặt cọc thu mua lúa tươi vào thời điểm thu hoạch với giá từ 7.200-8.600 đồng/kg.

Bà Hồ Thị Lan - ngụ khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt - cho biết: “Vụ thu đông năm nay, gia đình trồng 8 công lúa OM 34. Lúa đang vào giai đọan chín, dự kiến thu hoạch vào giữa tháng 9. Trước đó, lúa OM 34 được nhiều thương lái hỏi đặt tiền cọc mua với giá từ 7.200-7.300 đồng/kg trở lên.Tôi đã nhận đặt cọc bán với giá 7.000 đồng/kg, so với vụ trước, mức giá này cao hơn 200 đồng/kg”.

Theo ông Trần Văn Linh, ngụ tại ấp Thới Bình, thị trấn Cờ Ðỏ, huyện Cờ Ðỏ, vụ thu đông 2024, gia đình ông có 7ha lúa sạ giống OM 5451.

Lúa phát triển khá tốt và ít sâu bệnh, nhiều khả năng có thể đạt năng suất 700-800 kg lúa tươi/công (tầm lớn). Gần đây, giá lúa OM 5451 được thương lái tại nhiều nơi mua với giá 7.700-7.800 đồng/kg, thậm chí có nơi giá lên đến 8.000 đồng/kg. Sự cạnh tranh giữa các thương lái càng khiến giá lúa tăng cao, mang đến niềm vui bất ngờ cho những người nông dân”, ông Linh chia sẻ.

Ghi nhận tại một số tỉnh vùng Đồng bằng song Cửu Long như Ðồng Tháp, An Giang, Trà Vinh..., gần đây, lúa tươi vụ hè thu 2024 được nông dân bán cho thương lái và các doanh nghiệp ở mức từ 8.200-8.800 đồng/kg đối với các loại lúa thơm Jasmine 85, Ðài Thơm 8 và OM 18. Còn các loại lúa tươi IR 50404, OM 380 và OM 5451 vụ hè thu 2024 được nông dân tại nhiều nơi bán với giá 7.400-8.200 đồng/kg.

Mức giá này đã tăng trở lại ít nhất từ 200-1.200 đồng/kg so với thời điểm những tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2024. Giá tăng do nguồn cung lúa gạo hàng hóa giảm mạnh khi vùng Đồng bằng song Cửu Long đã bước vào cuối vụ thu hoạch vụ hè thu 2024, trong khi lúa vụ thu đông chưa thu hoạch.

Trong khi đó, xuất khẩu gạo tiếp tục có nhiều thuận lợi, gần đây giá nhiều loại gạo xuất khẩu khởi sắc so với những tháng trước. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đạt mức từ 575-579 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 539-547 USD/tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến hết tháng 7/2024, nước ta đã xuất khẩu gạo đạt 5,299 triệu tấn, với giá trị đạt 3,34 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 27,65% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến xuất khẩu gạo cả năm nay đạt trên 7 triệu tấn theo kế hoạch.

Mặc dù vậy, tình trạng giá lúa bị giảm khi bước vào các vụ thu hoạch rộ vẫn còn dễ xảy ra, nhất là khi năng lực thu mua, phơi sấy và chế biến, dự trữ lúa gạo của các tiểu thương và doanh nghiệp tại nhiều địa phương còn hạn chế.

Do đó, người nông dân mong muốn các ngành chức năng tiếp tục quan tâm hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp khắc phục kịp thời những khó khăn và hạn chế. Đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ổn định đầu ra sản phẩm và phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững. Ðặc biệt, cần tăng cường công tác thông tin thị trường, hỗ trợ nông dân trong liên kết sản xuất và kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ để kịp thời thu hoạch, tiêu thụ lúa vụ thu đông.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử