Thứ sáu 22/11/2024 10:59

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Trả lời Công văn số 8894/BCT-CT ngày 13/12/2023 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Theo VCCI, Dự thảo dự kiến bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vào danh mục dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.

VCCI cho rằng, quy định này cần xem xét lại ở 3 điểm. Thứ nhất, cơ sở xem xét bổ sung dịch vụ này chưa phù hợp với Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023. Điều 28.1 Luật Bảo vệ người tiêu dùng đưa ra các tiêu chí để một sản phẩm, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký với cơ quan nhà nước là có số lượng lớn người mua, sử dụng thường xuyên, có tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng.

Dịch vụ này chưa thực sự đáp ứng được các tiêu chí về tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng, cụ thể: Quy mô giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam còn thấp. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 chỉ chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Tỷ lệ này so với Trung Quốc – nước có nhiều điểm tương đồng cũng rất thấp khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 27,2%, gấp hơn 3,6 lần so với Việt Nam.

Nói cách khác, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam, dù tốc độ phát triển cao, vẫn mới chỉ trong giai đoạn đầu. Trong khi đó, mua sắm qua nền tảng số cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (hay sàn thương mại điện tử) chỉ là một hình thức thương mại điện tử.

Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về kênh phân phối cho hoạt động mua sắm, và có quyền sử dụng kết hợp nhiều kênh. Với các kênh trực tiếp, có thể là chợ, siêu thị, bán hàng trực tiếp. Với các kênh online, có thể là website bán hàng của chính doanh nghiệp, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Chẳng hạn, kênh mạng xã hội (có một số điểm tương đồng với mua qua nền tảng số), có 65% người tiêu dùng sử dụng.

Các doanh nghiệp cũng triển khai bán hàng đa kênh, chứ không phụ thuộc vào nền tảng. 44% doanh nghiệp sử dụng kênh website thương mại điện tử của chính doanh nghiệp và 65% doanh nghiệp sử dụng kênh mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Tờ trình Dự thảo đưa ra số liệu thống kê về số lượng khiếu nại, phản ánh về bảo vệ người tiêu dùng, theo đó, dịch vụ này chiếm tỷ lệ cao và vượt trội so với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, số liệu này là số liệu liên quan đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, tức là bao gồm cả các kênh mua sắm không chính thống như qua mạng xã hội – nơi thiếu cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.

Thứ hai, quy định này có nguy cơ chồng chéo về thủ tục hành chính. Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã quy định thủ tục hành chính liên quan đến việc kiểm soát điều kiện giao dịch chung của các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định hồ sơ đăng ký thiết lập sàn phải có mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung (Điều 55) và phải thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin khi có thay đổi về nội dung này (Điều 56). Ngoài ra, Điều 32.3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về nội dung, hình thức và cơ chế người tiêu dùng thể hiện sự đồng ý với điều kiện giao dịch chung.

Thứ ba, người tiêu dùng khi giao dịch trên nền tảng số đã được bảo vệ bởi nhiều quy định pháp luật khác nhau, điển hình là Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023, Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP).Các quy định này đã điều chỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả (i) người bán và (ii) nền tảng số. Trách nhiệm của các nền tảng số đã được quy định nhằm đảm bảo cán cân quyền lực cho người tiêu dùng trước người bán trên nền tảng.

Một điểm nữa cần lưu ý là không yêu cầu đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung không có nghĩa là quyền lợi người tiêu dùng có thể bị xâm phạm mà không bị xử lý. Điều 28.2 Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã trao quyền cho cơ quan quản lý nhà nước hủy bỏ hoặc sửa đổi các nội dung này. Việc soạn thảo, giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung sẽ phải tuân thủ nhiều quy định về nội dung, thể thức, cách thức giao kết theo quy định tại Điều 23-28 Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?