Thứ năm 28/11/2024 01:47

Cải cách môi trường kinh doanh ngành công thương thực chất

Cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh đã và đang được Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện quyết liệt và thực chất.  

Tại Hội thảo điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 31/7/2018, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam bày tỏ: Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên rất hoan nghênh động thái của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong quyết tâm cải cách môi trường kinh doanh một cách thực chất, sau khi có ý kiến góp ý từ phía Hiệp hội bán lẻ Việt Nam và của VCCI, đã quyết định ngừng đề xuất dự thảo Nghị định về phát triển quản lý ngành phân phối.

Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Bộ Công Thương về kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ảnh minh họa

Lý do theo bà Loan, chỉ riêng lĩnh vực phân phối bán lẻ đã rất rộng và nhiều vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, thị trường, hàng hóa…, cần có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh sẽ bao quát tốt hơn. Trong khi dự thảo Nghị định phát triển quản lý ngành phân phối Bộ Công Thương dự kiến trình Chính phủ (trước lúc quyết định tạm dừng) là trên cơ sở kế thừa và phát triển từ một văn bản về quản lý phát triển chợ tích hợp thêm lĩnh vực phân phối để điều chỉnh, không thể bao quát hết được. Hơn nữa, nội dung chuẩn bị cũng chưa đầy đủ, vẫn có nhiều quy định không cần thiết, bất hợp lý, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do Bộ Nội vụ công bố tháng 4/2018 cho thấy, Bộ Công Thương xếp thứ 5/19, tăng 7 bậc so với năm 2016.

Mặc dù còn có những ý kiến mong muốn Bộ Công Thương tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt bỏ những qui định, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ, quảng cáo, khuyến mại…, song tại hội thảo nêu trên, đại diện VCCI, các hiệp hội và doanh nghiệp đều đánh giá khá cao việc cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương trong thời gian vừa qua. Các doanh nghiệp kinh doanh khí gas bày tỏ cảm ơn Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 1/8/2018) khắc phục những bất hợp lý, rườm rà, cản trở, gây phiền hà, khó khăn, tốn kém cho các doanh nghiệp trước đây trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng.

Nhìn lại công tác cải cách môi trường kinh doanh theo tinh thần các Nghị quyết 19/CP của Chính phủ cho thấy, từ năm 2016, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực. Chẳng hạn, trong năm 2017, Bộ Công Thương dự kiến đơn giản hóa, bãi bỏ 123 thủ tục hành chính trong tổng số 443 thủ tục thuộc phạm vi, chức năng quản lý, nhưng kết quả Bộ Công Thương đã thực hiện vượt mục tiêu với 183 thủ tục đã được cắt giảm. Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ là cắt giảm, đơn giản hóa 55,5% trong tổng số các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau. Bộ Công Thương đã triển khai thực hiện rất quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời, được lãnh đạo Chính phủ biểu dương, các địa phương, doanh nghiệp và dư luận đánh giá cao.

Bộ Công Thương cho biết, đang tiếp tục các bước để bãi bỏ, đơn giản hóa thêm 54 thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh quy định tại 19 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 10 thông tư, 01 thông tư liên tịch, 01 Quyết định của Thủ tướng và 07 Nghị định của Chính phủ) thuộc 10 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong năm 2018.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 296 thủ tục hành chính cấp trung ương thuộc Bộ Công Thương quản lý đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên và được tích hợp trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong đó, có 35 thủ tục đạt mức độ 4 (mức độ thuận lợi cao nhất), 118 thủ tục đạt mức độ 3. Đến nay, Bộ Công Thương cũng đã kết nối 6 thủ tục hành chính theo Cơ chế Một cửa quốc gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Dự kiến đến hết năm 2018, Bộ Công Thương sẽ có thêm 26 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 12 thủ tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4./.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: môi trường kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức