Thứ hai 23/12/2024 12:03

Cách nào thúc đẩy logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh?

Hiện có tới 80% hàng hóa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chuyển lên khu vực cảng biển số 4 tại TP. Hồ Chí Minh và chỉ khoảng gần 20% hàng hóa qua hệ thống cảng biển của vùng này.

Con số này cho thấy sự bất cập của hệ thống logistics trong vùng. Hệ thống cần sớm được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Còn bất cập trong phát triển hệ thống cảng biển, logistics

Tại tọa đàm “Phát triển và logistics Đồng bằng sông Cửu Long”, diễn ra chiều 18/3 tại Long An, các chuyên gia cho biết: ĐBSCL với tổng diện tích 40.572 km2, chiếm 12,3% diện tích đất liền của cả nước, được biết đến là vùng sản xuất nông nghiệp màu mỡ nhất của Việt Nam. Với hệ thống đồng bằng trù phú, hệ thống sông ngòi dày đặc, ĐBSCL có lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sả,n trong đó các mặt hàng chủ lực gồm gạo, thủy hải sản và cây ăn quả với sản lượng dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông Vận tải, có đến 80% hàng hóa tại khu vực ĐBSCL được vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu để đến các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu.

Các chuyên gia thảo luận những điểm bất cập trong hệ thống logistics của ĐBSCL

Cụ thể, dù có vị trí thuận lợi về giao thông với tổng chiều dài đường thủy lên tới hơn 14.826 km nhưng hệ thống logistics tại ĐBSCL hiện nay vẫn chưa thể phục vụ cho hàng hóa trong vùng. Hiện nay, phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao. Các doanh nghiệp logistics hoạt động tại ĐBSCL mới chỉ dừng lại ở việc giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, gom hàng lẻ chứ chưa thể tích hợp, tổ chức và liên kết các hoạt động trong chuỗi logistics.

Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh, thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn… Do đó, hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều địa điểm và đưa lên TP. Hồ Chí Minh để xuất đi các nơi. Phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu phải trung chuyển qua các cảng Cát Lái ở TP. Hồ Chí Minh và Cái Mép - Thị Vải của Bà Rịa - Vũng Tàu, gây tốn nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Khắc phục cách nào?

Các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng sự mở rộng và phát triển thị trường xuất nhập khẩu, vùng ĐBSCL có nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics nhằm hướng đến phục vụ hàng nông thủy sản của toàn vùng, với những dịch vụ logistics chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng. Cụ thể như: dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Cảng quốc tế Long An tiếp tục được xây dựng và mở rộng phục vụ cho khu vực ĐBSCL

Là doanh nghiệp đang đầu tư hệ thống cảng quốc tế Long An, ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Đồng Tâm Group - chia sẻ: Định hướng của Cảng quốc tế Long An do Đồng Tâm Group đầu tư sẽ phát triển thành cửa ngõ cho ĐBSCL và là cảng trung chuyển hàng hoá trong khu vực Đông Nam bộ cũng như ĐBSCL đến các nước.

Tuy nhiên trong quá trình đầu tư vẫn còn những nút thắt liên quan đến hạ tầng và ông Thắng kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành quan tâm, hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy - bộ khu vực phía Nam để thúc đẩy logistics của vùng phát triển.

Liên quan đến giải pháp khắc phục bất cập logistics trong vùng, ông Nguyễn Chí Hùng - đại diện Cục Hàng hải Việt Nam - đề xuất 2 giải pháp chính gồm: Cải tạo nâng cấp và khai thác hiệu quả các cảng hiện hữu như Cần Thơ, Long An, An Giang, Trà Vinh để đáp ứng tối đa nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa; đồng thời đẩy mạnh hình thành trung tâm logistics vùng để phát triển công nghiệp và hàng hóa qua cảng biển.

Ở góc độ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký VLA - cho rằng: Về thể chế, cần có chính sách thuế, phí… hiệu quả khuyến khích thu hút đầu tư phát triển hệ thống vận tải thủy nội địa, kết nối đa phương thức, trung tâm logistics. Ngoài ra, cần phát triển Hiệp hội logistics vùng ĐBSCL để kết nối và phát triển các nhà cung cấp dịch vụ logistics; liên kết hình thành “pooling equipment” để khai thác hiệu quả tài sản, tránh đầu tư chồng chéo và lãng phí.

Đứng trước nhiều khó khăn và hạn chế của ĐBSCL, Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3383/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển ĐBSCL (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định hướng đến việc phát triển cảng biển ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng, đảm bảo thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Ngoài ra, UBND TP. Cần Thơ và Bộ Giao thông Vận tải cũng đang nghiên cứu triển khai dự án phát triển nhà kho hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ thành trung tâm logistics hàng không để xuất khẩu nông sản, thủy sản, trái cây giúp tăng giá trị xuất khẩu cho nông sản và thủy sản của vùng.
Minh Long - Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ