Chủ nhật 27/04/2025 06:41

Cách nào hạ nhiệt giá xăng dầu?

Giá xăng dầu tăng cao khiến người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong đời sống cũng như sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh này, cách nào để hạ nhiệt giá xăng dầu là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Hàng hóa tăng giá

Giá xăng dầu tăng cao dẫn đến nhiều mặt hàng tăng giá theo. Do đó, không ít người tiêu dùng đã phải tính đến phương án cân đối tài chính, cắt giảm chi tiêu hàng ngày.

Chị Nguyễn Minh Sương (TP. Thủ Đức) cho hay, đi làm bằng xe máy, trước đây, mỗi lần đổ đầy bình xăng chỉ phải trả 90 nghìn đồng (tổng chi phí xăng xe máy khoảng 400 nghìn đồng/tháng). Giá xăng tăng liên tục như hiện nay mỗi lần đổ xăng phải trả khoảng 180 nghìn đồng/lần trong khi lương không thay đổi. Chị Sương mong cơ quan chức năng tìm cách giảm thuế để giảm giá xăng, từ đó giúp giảm chi phí đi lại, giá các mặt hàng tiêu dùng.

Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp

Giá xăng neo ở mức cao kỷ lục cũng khiến nhiều doanh nghiệp tăng giá bán hàng hoá. Tiêu biểu như ngành xi măng, từ giữa tháng 6/2022 đến nay, giá bán tăng từ 50.000-80.000 đồng/tấn. Đây là đợt tăng giá xi măng thứ 3 trong tháng 6/2022. Giá xi măng hiện tại ở mức trung bình 1,1-1,2 triệu đồng/tấn. Ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất chính trong năm 2022 là than tăng giá mạnh. Nhiều loại thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cũng "té nước theo mưa" tăng giá…

Theo tính toán của chuyên gia Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), trong các yếu tố cấu thành giá xăng dầu, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu chiếm tới 13.000 - 15.000 đồng/lít. Cơ quan chức năng nên tính toán giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, cùng với việc giảm 2% VAT, góp phần giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kiến nghị nhiều giải pháp

Các chuyên gia đánh giá, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào 3 yếu tố: Giá thế giới, thuế và Quỹ Bình ổn giá. Hiện nay, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu âm, van điều tiết từ quỹ không còn tác dụng. Muốn giảm giá xăng dầu cần "van điều tiết" từ công cụ thuế.

PGS.TS. Phạm Văn Tài - Trưởng Khoa Thương mại quốc tế, Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại - đề xuất: Thời gian này nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc tạm thời không áp dụng thuế này vì xét cho cùng thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế áp dụng đối với những mặt hàng đặc biệt. Nhưng mặt hàng xăng lại rất thiết yếu đối với tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động bình thường của xã hội.

Còn theo TS. Nguyễn Thanh Trọng - Trường Đại học Kinh tế - Luật, TP. Hồ Chí Minh - không nên chỉ tính toán mỗi thuế tiêu thụ đặc biệt mà có thể tiếp tục xem xét và tạm hoãn thu thuế bảo vệ môi trường hoặc tính toán giảm thuế VAT vì hiện thuế VAT đối với xăng dầu vẫn là 10%. Bên cạnh đó, về lâu dài, tránh ảnh hưởng những cú sốc xăng dầu từ bên ngoài thì việc gia công nguồn cung trong nước là việc quan trọng để duy trì đảm bảo thị trường và chủ động nguồn cung. Và điều này giúp Nhà nước có thêm công cụ để can thiệp, điều tiết thị trường xăng dầu trong những trường hợp cần thiết như hiện nay.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu sẽ ảnh hưởng thu ngân sách. Cụ thể, theo dự toán thu năm 2022, tổng nguồn thu ngân sách khoảng 1,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, khoản thu từ các sắc thuế 1,05 triệu tỷ đồng. Riêng dự toán thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung ở mức 130.236 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2022, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu khoảng 6.503 tỷ đồng. Nếu giá dầu thế giới 7 tháng cuối năm 2022 bình quân khoảng 110 USD/thùng, số thu thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 9.614 tỷ đồng. Trường hợp giá dầu thô bình quân 120 USD/thùng, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 10.488 tỷ đồng. Như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên xăng dầu bằng gần 8% trong tổng nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt tất cả mặt hàng khác.

Liên quan vấn đề này, TS. Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, nếu sợ ngân sách thất thu mà không giảm thuế để giảm giá xăng dầu thì lo ngại sẽ thất thu cao hơn với khả năng lạm phát gia tăng mạnh. Cần phải hy sinh ngân sách trước mắt để thu được lâu dài, bởi vì lạm phát bùng nổ thì các khoản chi ngân sách sẽ tăng lên rất nhanh.

Trên thực tế, nếu chỉ thực hiện giảm các loại thuế, phí thì giá xăng dầu mới chỉ "hạ nhiệt" phần nào. Do vậy, các ý kiến chuyên gia cũng nhìn nhận rất cần thiết phải rà soát lại tổng thể các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, đồng thời phát triển các sản phẩm thay thế xăng dầu. Cùng với đó phải thúc đẩy thói quen tiêu dùng xanh, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn qua sử dụng năng lượng tái tạo.

TS. ĐINH THẾ HIỂN - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng:

Để hạ nhiệt giá xăng không thể trông chờ vào Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, mà phải tính toán các biện pháp cao hơn như giảm các loại thuế, phí.

Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus