Chủ nhật 22/12/2024 23:45

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Dư địa mở rộng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ rất lớn, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và nắm rõ các tiêu chuẩn phía bạn yêu cầu.

Cơ hội thị trường rộng mở

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước trên 4,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 4/2022. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước gần 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất đạt gần 4,9 tỷ USD (chiếm 27,3% thị phần). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần).

Hoa Kỳ là thị trường rất tiềm năng và có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này

Đánh giá về thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T – nhận định, đây là thị trường tiềm năng lớn cho trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung. Từ trái thanh long được chính thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2008, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng trái cây được phép xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch ngày càng tăng và dự kiến trái bưởi đã sắp sửa được cấp phép xuất khẩu sang này.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, ngoài trái cây, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng đang tăng theo từng năm. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở gạo phục vụ chế biến, gạo cho các nhà hàng, người tiêu dùng Hoa Kỳ hiện nay đã biết đến gạo chất lượng cao nấu ăn ở nhà của Việt Nam.

4 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 59,7% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất.

Theo ông Nguyễn Sỹ Hòe - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài, sự gia tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ là do các sản phẩm gỗ của Trung Quốc trở lên đắt đỏ, chủ yếu do thu nhập của người Trung Quốc tăng lên nên chi phí nhân công cao. Bên cạnh đó, những năm gần đây, gỗ nội địa của Việt Nam phát triển mạnh do trồng rừng được bao phủ. Kết hợp với việc các doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào Việt Nam, thị trường đầu vào là các nguyên liệu, vật tư đi kèm để sản xuất gỗ, trình độ sản xuất gỗ của các doanh nghiệp nói chung và của các công nhân người Việt cũng đã tăng nhanh.

Cộng với quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng khăng khít, và các Hiệp định thương mại tự do khiến hoạt động giao thương trở lên thông suốt, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đã tin tưởng hơn các doanh nghiệp Việt Nam về cả năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, ý thức sản xuất bền vững cũng như tuân thủ được các tiêu chuẩn về hóa chất, về an toàn cũng như luật pháp Hoa Kỳ.

Tuân thủ quy định của thị trường

Nếu như trước đây thị trường Hoa Kỳ cho phép trái dừa xuất khẩu chỉ cần gọt hết vỏ xanh thì nay họ 'siết chặt' lại và yêu cầu phải gọt đến tận sọ. Đây là quy định không mới. Tuy nhiên, với việc 'siết chặt' này khiến xuất khẩu dừa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó từ đầu năm 2022 đến nay.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho hay, thị trường này quy định về gọt vỏ nhưng cách hiểu của mỗi chuyên gia Hoa Kỳ lại khác nhau. Trước đây, họ cho rằng chỉ cần gọt hết vỏ xanh là được, nhưng hiện cho lại cho rằng việc này không được và yêu cầu phải gọt hết vỏ trắng và đến tận sọ dừa. Sự thay đổi này ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm được như Thái Lan thì sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển rất lớn. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan.

Ngoài mặt hàng dừa gặp khó thì theo ông Nguyễn Đình Tùng, xuất khẩu trái cây của doanh nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ từ đầu năm vẫn rất tốt, tăng khoảng 15-16% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái. Uyển chuyển theo cơ chế thị trường, năm nay, doanh nghiệp Vina T&T cũng đặt mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng từ 30 - 40%.

Chia sẻ về kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn cho nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho hay, mọi vấn đề đều được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu. Các vùng trồng đều phải được cấp mã số, cùng với đó, các nhà máy đóng gói cũng phải được phía Hoa Kỳ cấp và khi chiếu xạ cũng có nhân viên chuyên môn của Hoa Kỳ kiểm tra từng lô hàng. Do đó, để có thể xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị cực kỳ tốt và nắm rõ các tiêu chuẩn mà phía bạn yêu cầu.

Để phát huy được tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các HTX và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo ra một vùng trồng quy mô lớn, theo một tiêu chuẩn đồng nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung và cũng có thể xuất khẩu đi nhiều thị trường khác nhau như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia hay cả Trung Quốc. Nếu làm được điều này, thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào của nông sản.

Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ. Ông Nguyễn Sỹ Hòe cho biết, thị trường Hoa Kỳ không phải là thị trường khó. Họ chỉ khó mang tính chất danh nghĩa tuân thủ luật pháp, còn chất lượng sản phẩm ở thị trường Mỹ không phải là khó. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm được. “Mặc dù phải đối diện với khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào tăng, khó khăn về logictisc và sự dịch chuyển đơn hàng. Tuy nhiên, mỗi năm chúng tôi tìm kiếm thêm vài ba khách hàng mới, những khách hàng này sẽ bù lại phần giảm của các khách hàng khác. Chính sự đa dạng về khách hàng, đa dạng về mặt hàng xuất khẩu sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ cho doanh nghiệp….”, ông Nguyễn Sỹ Hòe chia sẻ.

Rõ ràng, đối với mỗi mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, đây là thị trường rất tiềm năng và có nhiều mặt hàng có thể xuất khẩu sang đây. Đây cũng là thị trường có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và nông dân. Nếu xuất khẩu được thì giá bán ở thị trường Hoa Kỳ vẫn tốt hơn các thị trường khác. Thích ứng với quy định của thị trường sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT):

Năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu trên 200 triệu USD sản phẩm rau quả sang thị trường Hoa Kỳ, tăng 32% so với năm 2020. Tuy nhiên, con số này còn rất nhỏ so với 4 tỷ USD xuất khẩu rau quả của Việt Nam và dư địa của thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu các mặt hàng trái cây có lợi thế sang thị trường này.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024