Thứ năm 12/12/2024 09:11

Các nước khối EFTA và Thái Lan tái khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do

Các nước khối EFTA (Thụy Sỹ, Na Uy, Ai-xơ-len và Liechtenstein) và Thái Lan đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.

Việc đàm phán giữa các nước khối EFTA và Thái Lan diễn ra từ ngày 28-30/6/2022, tại Bangkok – Thái Lan, theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ.

Vòng đàm phán này được tổ chức sau khi khối EFTA chính thức tuyên bố tái khởi động đàm phán FTA với Thái Lan tại cuộc họp cấp Bộ trưởng của EFTA ngày 21/6/2022 tại Borgarnes (Ai-xơ-len).

Trước đó, khối EFTA và Thái Lan đã từng khởi động đàm phán FTA vào tháng 10/2005. Hai vòng đàm phán đã được tổ chức trong các năm 2005 và 2006. Nhưng sau đó, vì một số lý do, hai bên đã ngừng các cuộc đàm phán từ năm 2006 cho đến nay.

Tại vòng đàm phán này, các chuyên gia và trưởng đoàn đàm phán hai bên đã thảo luận về các vấn đề như thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi thương mại và hợp tác hải quan, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác kỹ thuật và nâng cao năng lực, giải quyết tranh chấp, các điều khoản chung…

Khối EFTA cho rằng vòng đàm phán đầu tiên này mang tính xây dựng và giúp mở đường tiến tới ký kết một FTA toàn diện và đầy tham vọng với Thái Lan. Hai bên nhất trí sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo tại Geneve (Thụy Sỹ) vào tháng 10/2022.

Thương mại hàng hóa giữa các nước EFTA và Thái Lan đã tăng gấp hơn ba lần từ năm 2002, đạt khoảng 3,27 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, xuất khẩu của các nước EFTA sang Thái Lan đạt khoảng 1,32 tỷ USD và nhập khẩu từ Thái Lan đạt khoảng 1,95 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của EFTA sang Thái Lan là thủy sản, dược phẩm, đồng hồ, máy móc cơ khí…, còn mặt hàng nhập khẩu chính từ Thái Lan là sản phẩm sắt thép, máy móc cơ khí, hàng điện tử, đồng hồ, sản phẩm đá quý và kim loại quý, hàng dệt may…

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

FTA Index - động lực để Hà Nội thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư

Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index trình Chính phủ

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt