Thứ sáu 08/11/2024 08:22

Các ngành công nghiệp dịch vụ: Hưởng lợi nhiều nhất từ thương mại toàn cầu

Dịch vụ ước tính duy trì chiếm tỷ lệ 25% thương mại toàn cầu đến năm 2030, theo xu hướng tăng trưởng B2B và công nghệ thông tin truyền thông.
Sau du lịch - lữ hành, dịch vụ vận tải tại Việt Nam hứa hẹn tăng trưởng cao

Du lịch và lữ hành - chủ đạo trong tăng trưởng thương mại dịch vụ

Theo Dự báo Thương mại toàn cầu của Ngân hàng HSBC, trong khi giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu có xu hướng giảm 3% trong năm 2016, sản lượng giao thương của mảng dịch vụ như du lịch, ngân hàng, xây dựng và phát triển phần mềm lại tăng 1%. Nếu chính phủ các nước không đặt ra thêm trở ngại mới nào cho thương mại, giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu được kỳ vọng sẽ khôi phục dần và đạt mức tăng 3% trong năm 2017 và 6% mỗi năm đến năm 2030. Trong khi đó, dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 7%, đóng góp 12.400 tỷ đô la Mỹ vào sản lượng thương mại toàn cầu năm 2030.

Tuy nhiên, nếu các rào cản mới về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng (do ảnh hưởng từ thay đổi chính sách thương mại của Mỹ do Donald Trump đề ra hay do “hard Brexit” tại Anh), giá trị thương mại của hàng hóa và dịch vụ năm 2030 có thể giảm 3% ở mức 48.800 tỷ đô la Mỹ so với con số dự báo hiện tại là 50.000 tỷ đô la Mỹ.

Chính vì vậy, Khối Dịch vụ tài chính doanh nghiệp HSBC nhận định, khi những khó khăn về kinh tế và chính trị đang làm giảm thương mại toàn cầu đối với hàng hóa và sản phẩm, doanh nghiệp nào tìm kiếm giải pháp thúc đẩy doanh số thông qua xuất khẩu cần tìm hiểu các cơ hội gắn liền với mảng dịch vụ.

Vẫn theo dự báo của ngân hàng này, du lịch và lữ hành được kỳ vọng đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng thương mại dịch vụ, đóng góp 65% vào tổng tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016-2020 và 66% trong năm 2021- 2030. Theo sau là vận tải và phân phối dự kiến đóng góp gần 20% vào tăng trưởng trong cùng giai đoạn.

Đối với Việt Nam, mặc dù thương mại hàng hóa Việt Nam chiếm ưu thế so với thương mại dịch vụ, nhưng tăng trưởng thương mại dịch vụ lại có tiềm năng phát triển đáng kể, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành. Với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều điểm du lịch thu hút và chi phí tương đối thấp, Việt Nam trở thành điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách.

Xuất khẩu dịch vụ quan trọng kế tiếp của Việt Nam là dịch vụ vận tải bởi gắn liền với du lịch và thương mại hàng hóa. Xuất khẩu của một số lĩnh vực cụ thể như hậu cần, vận chuyển và bảo hiểm sẽ được hưởng lợi khi thương mại sản xuất được đẩy mạnh.

Hạ tầng kỹ thuật số giữ vai trò định hướng

Trong bản phân tích về thương mại song phương giữa 25 quốc gia chính, HSBC và Oxford Economics chỉ ra rằng, tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ đã bỏ xa tăng trưởng thương mại hàng hóa kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này cũng một phần do chi tiêu cho dịch vụ ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế hơn so với chi tiêu cho hàng hóa.

Cụ thể, dịch vụ thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B) và công nghệ thông tin truyền thông (ICT) có nhiều khởi sắc, tăng trưởng bình quân 9% và 12% tương ứng mỗi năm (từ năm 2000 -2015) khi mô hình kinh doanh phát triển, khai thác được những ứng dụng công nghệ mới như chia sẻ dữ liệu đám mây.

Dự đoán cũng cho thấy, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức và Pháp đã từng là các quốc gia xuất khẩu dịch vụ hàng đầu trên thế giới năm 2015 và sẽ tiếp tục duy trì vị trí này vào năm 2030. Nhưng các thị trường phát triển nhất sẽ mất thị phần vào tay các nền kinh tế mới nổi do phát triển về lực lượng lao động có kỹ năng, cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của các thị trường này. Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Ấn Độ đã trở thành nhà xuất khẩu rất thành công trong mảng gia công quy trình nghiệp vụ (BPO) và các dịch vụ hỗ trợ trong tài chính, y khoa, kỹ thuật và sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong những năm tới.

Tuy nhiên, trong khi thương mại dịch vụ tiếp tục khởi sắc thì giá trị của lĩnh vực này lại khá nhỏ bé so với thương mại hàng hóa toàn cầu. Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ đạt 37.000 tỷ đô la Mỹ đến năm 2030, theo bản dự báo, tương ứng 75% tổng giá trị thương mại.

Bà Natalie Blyth - Giám đốc Toàn cầu dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (Ngân hàng HSBC):

“Bức tranh toàn cảnh về thương mại toàn cầu, bao gồm dịch vụ và hàng hóa, cho thấy giá trị của việc giao thương quốc tế đối với các nền kinh tế, cũng như giá trị của sự đa dạng hóa đối với tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn. Chúng ta có thể thấy sự tiến bộ về mặt công nghệ, chi tiêu của người tiêu dùng tăng, chi phí du lịch giảm là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của mảng dịch vụ, mặc dù giá cả hàng hóa bất ổn và đầu tư giảm vẫn gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại hàng hóa”.

Uyên Mai

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh