Thứ hai 25/11/2024 19:19

Các khu công nghiệp đã trở thành trọng điểm thu hút đầu tư

Các khu công nghiệp Việt Nam đã thu hút được hơn 11.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 231 tỷ USD.

Thu hút 231 tỷ USD và 2,54 triệu tỷ đồng

Tại Toạ đàm “Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính” do Liên Chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (FAIP) phối hợp cùng Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) tổ chức tại Hà Nội vào sáng 16/1, Chủ tịch Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam, ông Lê Minh Nghĩa cho biết: Hiện cả nước có 414 khu công nghiệp (KCN) được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích gần 127 nghìn ha; hơn 1000 cụm công nghiệp với tổng diện hơn 31 nghìn ha. Các khu công nghiệp đã trở thành những khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Hiện cả nước có 414 khu công nghiệp được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các khu công nghiệp trong cả nước đã thu hút được hơn 11.200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 231 tỷ USD, và 10.400 dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 2,54 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có đóng góp rất lớn (khoảng 50%) tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.

Sự phát triển của các khu công nghiệp đồng thời cũng thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết số lượng việc làm lớn và nâng cao thu nhập cho người lao động. Để thúc đẩy các khu công nghiệp phát triển, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có các giải pháp về tài chính.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách tài chính – Bộ Tài chính, hệ thống chính sách sách tài chính áp dụng cho các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn chung đã bao gồm 5 nhóm chính sách: Chính sách thuế phí; chính sách đầu tư; chính sách tín dụng; chính sách đất đai; và các chính sách khác.

Còn theo TS Ngô Công Thành – Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC): Hiện đã có các doanh nghiệp của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam, trong đó 10 đối tác đầu tư lớn nhất đã chiếm 91% tổng vốn FDI vào các khu công nghiệp là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Hà Lan, BritishVirgin Island, Samoa, Malaysia. Các khu công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu lao động.

Đánh giá về đóng góp của khu công nghiệp thời gian qua, ông Ngô Công Thành cho rằng: Các khu công nghiệp, khu kinh tế thời gian qua đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện qua các mặt chủ yếu là: Thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng bền vững; góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.

Các khu công nghiệp cũng góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động; đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường và định hướng tăng trưởng xanh, thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là với các đối tác quan trọng.

Các khu công nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu lao động

Hiện thực hoá mục tiêu thu hút 390-460 tỷ USD vào năm 2030

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế, trong một báo cáo gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đến năm 2030. Theo đó, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 390- 460 tỷ USD, trong đó vốn trong nước khoảng 2,7 triệu – 3,2 triệu tỷ đồng (tương đương 110-130 tỷ USD), vốn FDI khoảng 280-330 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 300-370 tỷ USD, trong đó vốn trong nước đạt 1,5 triệu -2,0 triệu tỷ đồng (tương đương 60-80 tỷ USD), vốn FDI đạt 240-290 tỷ USD. Các khu công nghiệp giải quyết việc làm cho khoảng 5-6 triệu lao động vào năm 2025, 7-8 triệu lao động vào năm 2030. Tỷ lệ các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 92% vào năm 2025 và 97-100% vào năm 2030.

Để huy động được nguồn vốn lớn đầu tư vào các khu công nghiệp trong những năm tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần phải có những thay đổi căn bản trong việc khai thông các dòng vốn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi các yếu tố sản xuất và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư.

Cùng với đó, cần khắc phục được những hạn chế của các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay như: Quy hoạch định hướng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế còn thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn, còn dàn trải theo địa giới hành chính, thiếu liên kết ngành và liên kết vùng. Chất lượng hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; liên kết hợp tác trong khu công nghiệp, khu kinh tế, giữa các khu với nhau và giữa khu công nghiệp, khu kinh tế với khu vực bên ngoài còn hạn chế.

Đặc biệt, để khắc phục những tồn tại, hỗ trợ các khu công nghiệp phát triển bền vững, thu hút đầu tư hiệu quả và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam vừa chính thức được thành lập. Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (FAIP) cho hay, đây sẽ là cầu nối các doanh nghiệp khu công nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư quốc tế, các tổ chức kinh tế, tài chính nước ngoài để huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính cho phát triển các khu công nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin