Các khoản phụ cấp nào sẽ bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương?
Do đó sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù: Từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).
Bốn khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương. Ảnh: Hải Nguyễn |
Từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, từ ngày 1/7/2024, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ 4 khoản phụ cấp: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Nhiều ý kiến cho rằng, cải cách tiền lương không chỉ đơn thuần là việc tăng lương cho người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà là thay đổi cách tính lương cho người lao động. Song muốn đảm bảo chính sách cải cách tiền lương công bằng, minh bạch, chính đáng thì cần phải phân tích các nhóm đối tượng. Cùng với đó, cần tính toán thêm vùng sâu, vùng xa… hỗ trợ từ ngân sách nhà nước một cách hài hòa, tạo động lực để các địa phương có đủ sức tự cân bằng ngân sách, thu đủ chi, tạo ra sự phát triển toàn diện, giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước và để ngân sách nhà nước sử dụng vào những vấn đề vĩ mô.