Thứ tư 27/11/2024 14:33

Các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, mã độc tống tiền vẫn tăng mạnh

Trong năm 2018 vừa qua, tình hình hoạt động của các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, mã độc tống tiền, lừa đảo trực tuyến đều tăng mạnh. Điều đó chứng tỏ rằng tội phạm mạng đang dần trở nên nguy hiểm hơn và có thể qua mặt được các biện pháp bảo mật hiện tại. Đây cũng là cảnh báo trong báo cáo vừa mới công bố của Tập đoàn Trend Micro- công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp bảo mật trực tuyến.  

Các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, mã độc tống tiền vẫn tăng mạnh

Cụ thể con số mối đe dọa từ các phần mềm độc hại đã được ngăn chặn lên đến con số hơn 48,3 tỷ, phần lớn trong số này là đến từ Email (41,5 tỷ). Phần còn lại gồm hơn 269 triệu liên kết URL lừa đảo, tăng 269% so với năm 2017. Đồng thời, Trend Micro cũng thống kê rằng tỉ lệ xuất hiện của các cuộc tấn công sử dụng BEC tăng 28% so với năm trước đó.

Tỉ lệ phát hiện phần mềm độc hại liên quan đến tiền điện tử tăng 237% so với số liệu năm 2017, với đa dạng phương thức tấn công, từ việc sử dụng nền tảng quảng cáo pop- up, máy chủ khai thác các phần mềm tiện ích mở rộng, điện thoại di động, botnet, gói phần mềm ứng dụng đến mã độc tống tiền tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Đặc biệt, theo thống kê từ các máy chủ bảo mật, kỹ thuật tấn công sử dụng mã độc không sử dụng tập tin tăng đến 819% trong năm 2018 mà các cuộc tấn công bằng phương thức này đang phá vỡ sự bảo vệ của những biện pháp bảo mật quét mã độc bình thường, và chỉ có thể phát hiện chúng bằng các công cụ giám sát nâng cao, cảnh báo hành vi bằng công nghệ hiện đại.

Trend Micro cũng lưu ý rằng sẽ cố gắng làm giảm thiếu 91% các phần mềm độc hại trong năm 2019 này và ngăn chặn 32% các cuộc tấn công mới. Tuy nhiên, Trend Micro cũng cảnh báo rằng phần mềm độc hại vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng trong năm 2019.

Ông Ed Cabrera - Giám đốc an ninh mạng của Trend Micro chia sẻ các mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng toàn cầu là những mối đe dọa từ mạng lưới tội phạm mạng ngầm. Điều cần thiết là một chiến lược an ninh mạng toàn cầu phát huy sức mạnh của quan hệ đối tác công- tư để phá vỡ, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động tự do của tội phạm mạng và khả năng kiếm tiền từ các cuộc tấn công của chúng. Từ phía người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ cần thực hiện các lớp bảo mật cho các trung tâm dữ liệu, môi trường đám mây, mạng và endpoint. Chia sẻ thông tin tình báo về các mối nguy hiểm và cung cấp một phòng thủ liên kết trước các mối đe dọa với sự tập trung về tầm nhìn và kiểm soát, cho phép bảo vệ tốt hơn, nhanh hơn.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024