Thứ năm 28/11/2024 11:30
Quảng Ninh công bố chỉ số DDCI:

Bước đột phá, tạo chuyển biến căn bản trong năng lực cạnh tranh

Ngày 23/1, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn tỉnh năm 2016.
Xếp hạng chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh khối chính quyền địa phương

Hội nghị có sự tham dự của trên 300 đại biểu, trong đó hơn 150 đại biểu đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư; các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp; cùng với sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các tổ chức tín dụng, ngân hàng…

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, những năm gần đây, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp. Trong năm 2016, Quảng Ninh tổ chức 3 hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp, doanh nhân, qua đó kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho trên 1.100 doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tỉnh luôn xác định chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) là thước đo quan trọng để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách để phát triển KT-XH.

Ông Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc hội nghị

Việc Quảng Ninh quyết định công bố chỉ số DDCI nhằm mục đích, để các sở, ban, ngành, địa phương nhìn vào kết quả bảng xếp hạng tự đánh giá, soi xét nhìn nhận lại mình. Trên cơ sở đó, chỉ số nào tốt thì phát huy, chỉ số nào chưa tốt cần xem xét và khắc phục.

DDCI Quảng Ninh 2016 có sự tham gia khảo sát của 989 doanh nghiệp tương ứng với 1029 phiếu khảo sát sở, ban, ngành và phiếu khảo sát của từng đơn vị. Chỉ số DDCI 2016 gồm 8 chỉ tiêu: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; tính năng động của lãnh đạo; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý; vai trò của người đứng đầu.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam "Trong thời gian tới Quảng Ninh cần tiếp tục đưa áp lực cải cách về cấp chính quyền xã, phường và tới từng cán bộ công chức".

Trong bộ phiếu đánh giá DDCI mới, tỉnh Quảng Ninh đã bổ sung tiêu chí đánh giá trách nhiệm, xếp hạng của người đứng đầu từng địa phương và các sở, ngành. Đây là lần thứ hai, Quảng Ninh công bố DDCI. Tuy nhiên, khác với năm 2015 chỉ đánh giá 7 cơ quan, 6 địa phương nổi trội, năm 2016 việc khảo sát trên quy mô toàn tỉnh và đặc biệt được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu độc lập VIETSURVEY- Cơ quan giàu kinh nghiệm trong điều tra PCI, thống kê và điều tra xã hội học với các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.

Đồng thời, tỉnh cũng thành lập Tổ giúp việc triển khai kế hoạch khảo sát, điều tra đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương đặt tại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA), gồm 3 thành phần: Đơn vị tư vấn, IPA và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh, nhằm đảm bảo tính khách quan. Vì vậy, lần công bố DDCI 2016, được xem là bước đột phá, mạnh dạn và quyết liệt tao chuyển biến căn bản trong chỉ số năng lực cạnh tranh đối với các sở ngành và địa phương.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, đại diện cho Sở Công Thương, nhận kỉ niệm chương của tỉnh Quảng Ninh vì có chất lượng điều hành xuất sắc trong DDCI 2016

Theo kết quả của đợt điều tra, Cục Thuế Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh trong số 15 sở, ban, ngành được điều tra với 81,77 điểm, xếp thứ hai là Sở Kế hoạch và Đầu tư (70,15 điểm), Sở Công Thương đứng thứ ba (59,23 điểm)…. Sở NN&PTNT đứng cuối bảng với 39,37 điểm.

Với chính quyền địa phương, huyện đảo Cô Tô trở thành địa phương dành ngôi quán quân trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của 14 địa phương với 76,78 điểm. Tiếp đến là huyện Hoành Bồ (64,85 điểm), thành phố Uông Bí (64,09 điểm), MóngCái (55,69 điểm)…. Huyện Hải Hà đứng cuối bảng với 46,28 điểm

Theo ông Nguyễn Đức Nhật, Tư vấn trưởng Tổ công tác DDCI, Bộ chỉ số DDCI sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng điều hành về kinh tế của các cơ quan công quyền thuộc tỉnh, đồng thời xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. DDCI không chỉ là thước đo chất lượng điều hành mà còn làm cơ sở cho UBND tỉnh Quảng Ninh xác định các biện pháp phù hợp để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -đánh giá cao những cách làm mới của Quảng Ninh, như xây dựng Trung tâm hành chính công để đưa chính quyền gần dân, phục vụ dân tốt hơn; thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư độc lập năng động, thân thiện, hiệu quả, tổ chức hiệu quả mô hình cafe Doanh nhân, hình thức đối tác công - tư…

Ông Lộc nhấn mạnh: "Phải chuyển được lửa cải cách xuống địa phương, áp lực cải cách xuống cơ sở. Để làm được điều đó cần có công nghệ, mô hình lượng hoá và Quảng Ninh đã trao cho người dân, doanh nghiệp quyền đánh giá chính quyền, cơ quan quản lý thông qua DDCI. Trong thời gian tới Quảng Ninh cần tiếp tục đưa áp lực cải cách về cấp chính quyền xã, phường và tới từng cán bộ công chức, để nỗ lực cải cách thể hiện qua hành vi từng cán bộ công chức”.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Quảng Ninh đang tiếp tục tập trung đẩy mạnh các giải pháp, sáng kiến đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tích cực triển khai chủ đề năm 2017 của tỉnh là “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh” đến các sở ngành, địa phương, để chỉ số DDCI Quảng Ninh phát huy vai trò thước đo chất lượng điều hành kinh tế và động lực đổi mới những năm tiếp theo.

Xuân Phú - Đức Long

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử