BRG Retail sẽ mở thêm các điểm bán hàng mới tại Thủ đô

Cùng với việc tăng khoảng 300% lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu tại 47 điểm bán hàng hiện tại, trong thời gian tới, doanh nghiệp thương mại sẽ tiếp tục mở mới thêm các điểm bán hàng, đẩy mạnh bán hàng đa kênh, triển khai thanh toán điện tử, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhằm ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn TP.
Cần thay đổi đột phá về thể chế Hà Nội kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, phòng chống dịch Covid-19

Sáng ngày 11/8, Đoàn làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các đơn vị thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội do bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail.

Đẩy mạnh bán hàng đa kênh

Ông Mạnh Đình Thuận - Giám đốc Vận hành siêu thị - Công ty TNHH Bán lẻ BRG- cho biết, nhằm ứng phó Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp (DN) đã làm việc với các nhà cung cấp để tăng khoảng 300% lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu tại 47 điểm bán hàng trên toàn hệ thống. Trong đó, tập trung vào các nhóm mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá của TP. Hà Nội. Tại các điểm có lượng khách hàng lớn, DN đưa các mặt hàng phòng, chống Covid-19 như nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang ra chỗ dễ nhìn, dễ thấy để người tiêu dùng thuận tiện lựa chọn. Ngoài hệ thống các điểm bán hàng cố định, DN còn phát triển hệ thống bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

1318-mua-sam-hang-hoa-tai-brg
Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại Hapro Food

Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG - ông Nguyễn Thái Dũng - chia sẻ, trong đợt dịch Covid-19 trước, có thời điểm đơn hàng thiết yếu tăng 300%. Bên cạnh đó, DN cũng giảm bớt nhập vào các mặt hàng không thiết yếu để lấy chỗ dự trữ hàng thiết yếu. Từ tháng 3 đến tháng 6, DN đã mở 25 điểm bán hàng Hapro Food tại khu vực đông dân cư. Do đó, hàng hóa luôn đáp ứng đầy đủ cho người tiêu dùng, không để khan hàng, sốt giá.

Với kinh nghiệm từ việc chuẩn bị hàng hóa từ đợt dịch trước, trong đợt dịch lần này, phía DN cũng đã lên kế hoạch và đã làm việc với các nhà cung ứng, đẩy mạnh dự trữ hàng hóa. Ngoài dự trữ hàng hóa tại siêu thị, DN còn dự trữ hàng hóa tại 7 kho hàng. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được DN đặt lên hàng đầu.

Trong thời gian tới, DN tiếp tục mở mới thêm các điểm bán. Dự kiến, ngày 18/9 sẽ mở đồng loạt 15 điểm bán mới, và đến hết tháng 12/2020 sẽ nâng số điểm bán lên 100… Bên cạnh đó, DN cũng đẩy mạnh việc kết hợp bán hàng đa kênh offline với online, triển khai thanh toán điện tử, miễn phí giao hàng đối với các đơn hàng giá trị trên 500.000 đồng và trong vòng bán kính 5km. Ngoài ra, DN cũng xây dựng kế hoạch luân chuyển hàng hóa, lập các quầy bán hàng di động, chủ yếu là hàng thực phẩm và tiêu dùng thiết yếu tại khu vực cách ly phục vụ người dân tại chỗ. Phía DN cũng kỳ vọng, thị trường được bình ổn.

Đối với công tác phòng chống dịch, ngay từ tháng 2/2020, DN đã thành lập ban chỉ đạo chống dịch, đưa ra quy chế hoạt động, xây dựng kịch bản, trong đó có cả kịch bản xấu nhất là điểm bán của DN nằm trong vùng bị phong tỏa. Bên cạnh đó, đưa ra những quy định về phòng chống dịch đối với khách hàng, công nhân viên, nhà cung cấp như: phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khách hàng được đo thân nhiệt,…

Việc này, theo ông Nguyễn Thái Dũng, trong đợt 1 của dịch Covid-19, công tác phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên, trong đợt 2 này, phía DN lại gặp sự phản kháng của khách hàng. “Chúng tôi không căng thẳng về mặt nguồn cung hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, tâm lý tích trữ hàng hóa từ người dân cũng không như đợt dịch Covid-19 diễn ra hồi tháng 3, tháng 4, tuy nhiên, đâu đó vẫn có sự chủ quan trong công tác phòng, chống dịch”, ông Nguyễn Thái Dũng nói.

Do đó, phía DN tăng cường nhắc nhở từ nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp. Quan điểm của công ty là phòng còn hơn chống. Đồng thời đề nghị truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không quá hoang mang nhưng cũng không chủ quan trong chống dịch, đảm bảo đạt mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Một vấn đề nữa được ông Nguyễn Thái Dũng đề cập đó là vấn đề khẩu trang. Hiện, DN đã ký với 10 nhà cung cấp sản xuất khẩu trang y tế và kháng khuẩn. Bản thân DN cũng có đơn vị sản xuất khẩu trang. Do đó, nguồn cung khá dồi dào, trong khi đó, nhu cầu cũng không nhiều như trước nữa. “Trong đợt dịch Covid-19 lần trước, có những nhà mua ít cũng 2 đến 3 hộp, nhiều thì cả chục hộp khẩu trang. Trong đợt này, người mua khẩu trang không phải là quá nhiều”, ông Dũng nói.

Nhằm hỗ trợ DN trong công tác chuẩn bị hàng hóa và công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Thái Dũng cũng mong Nhà nước có thêm các chính sách hỗ trợ cho DN bán lẻ để DN có thêm khả năng tích lũy nhiều hàng hóa, trang bị đầy đủ vật tư, thiết bị hơn nhằm bảo vệ nhân viên, khách hàng trong thời kỳ dịch bệnh tại các điểm bán.

Cần xây dựng phương án điều phối hàng hóa

Đánh giá rất cao tinh thần chuẩn bị mặt hàng thiết yếu, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho hay, DN đã thực hiện nghiêm túc việc tăng dự trữ hàng hóa 300%. DN cũng đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để có đủ nguồn hàng dự trữ để có thể đưa ra khi nhu cầu người dân tăng cao cũng như dự trữ hàng hóa đầy đủ trong kho. Bên cạnh đó, DN cũng đã xây dựng kịch bản cụ thể trong phòng, chống dịch Covid-19 hướng dẫn cho nhân viên trong DN và khách hàng, nhà cung ứng và được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống của DN.

1709-so-cong-thuong-ha-noi-lam-viec-voi-brg
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, trong công tác chuẩn bị hàng hóa và công tác phòng, chống dịch Covid-19 đợt này, bà Trần Thị Phương Lan cũng đề nghị DN thương mại xây dựng một phương án để điều phối hàng hóa trong toàn hệ thống. Phương án điều phối từ các kho hàng lên các quầy kệ, phương án điều phối của hệ thống này sang hệ thống khác một cách chi tiết, cụ thể trong mọi tình huống.

Hiện, DN có 1 kho ở Hà Nội và 4 kho ở các tỉnh, và 2 kho thuê ngoài, do đó, cần tính toán lượng hàng dự trữ trong 1 kho của đơn vị để làm sao khi nhu cầu tăng đột biến thì sẵn sàng có hàng hóa đáp ứng. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch đặt hàng dự trữ đối với các nhà cung cấp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh kinh doanh hàng hết thời gian sử dụng, không đảm bảo chất lượng.

Không chỉ đảm bảo công tác phòng, chống dịch đối với nhân sự, người tiêu dùng, nhà cung cấp, bà Trần Thị Phương Lan đề nghị, hàng hóa luôn luôn đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhất là qua kênh bán hàng online, tránh bị lây nhiễm từ việc vận chuyển hàng hóa. “Trong đợt dịch Covid-19 trước, số tỉnh thành có số ca nhiễm thấp nhưng trong đợt dịch lần này số ca nhiễm khá nhiều. Do đó, cần thường xuyên rà soát các phương án phòng, chống dịch, để đưa các điểm mới phù hợp với tình hình dịch. Việc thu mua vận chuyển hàng hóa về kho và từ kho về hệ thống phân phối cần đẩy mạnh công tác phòng chống dịch”, bà Lan nhấn mạnh.

Hiện nay, do tác động của dịch Covid-19 nên Hà Nội không tổ chức được các chương trình hội chợ, tuần hàng…. Trong khi đó, các thông báo kết luận của thành phố đều ghi rõ ngành Công Thương phải đảm bảo đủ hàng hóa và tăng cường kết nối cung cầu. Do đó, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, TP. Hà Nội cũng mong muốn mỗi một điểm bán hàng của DN thương mại bố trí một điểm hỗ trợ cho các tỉnh đưa hàng hóa, nông sản vào bán tại trong hệ thống. Đồng thời đề nghị các DN thương mại bố trí 1 điểm bán hàng OCOP nhằm giúp tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP không chỉ riêng Hà Nội mà còn các tỉnh, thành phố, giúp người tiêu dùng có nhiều sản phẩm để lựa chọn.

Liên quan đến kiến nghị của DN về vấn đề xe vận chuyển hàng hóa, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, Hà Nội có 2 đợt trình thành phố gồm: Tết Nguyên đán và phòng chống lụt bão, tuy nhiên, riêng trong đợt phòng chống dịch Covid-19, nếu có phát sinh vấn đề xe vận chuyển, các DN cần sớm gửi về Sở Công Thương, Sở sẽ gửi kiến nghị lên thành phố. Về chính sách hỗ trợ dự trữ hàng hóa thực hiện chương trình bình ổn, hiện 63 tỉnh, thành phố không có nguồn lực nào hỗ trợ DN, nhưng Sở cũng đã nhiều lần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho DN vay với lãi suất ưu đãi và vay với chính sách tín chấp thay vì phải thế chấp. Hiện đã có 5 ngân hàng tham gia chương trình dự trữ hàng hóa và bình ổn giá. Sở Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ tối đa cho các DN.

Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG Nguyễn Thái Dũng

Việc mở điểm bán sản phẩm OCOP, BRG Retail đã đăng ký 5 điểm, hiện đang chờ ý kiến phản hồi lại từ Sở Công Thương. DN đặt kế hoạch không chỉ dừng lại ở con số 5 mà còn mở rộng thêm nhiều điểm có gian hàng bán hàng OCOP. Việc này mang lại lợi ích cho cả DN phân phối và nhà sản xuất. Phía BRG Retail cũng đề nghị Sở Công Thương cung cấp danh sách các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP uy tín đến DN. Đồng thời mong muốn các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền các sản phẩm OCOP để người tiêu dùng lựa chọn và yên tâm sử dụng. Phía DN mong muốn tổ chức các sự kiện kết nối cung cầu, tuần hàng, nhưng do điều kiện về địa điểm, diện tích nên phía DN không tổ chức được các sự kiện lớn. Tuy nhiên, với các sự kiện nhỏ như như: giới thiệu tuần hàng sản phẩm như trái cây, rau quả… phía DN có thể hỗ trợ các địa phương.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Từ ngày 23-26/4 đoàn công tác của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã có chuyến thăm và làm việc với các Sở Giao dịch hàng hóa và đối tác lớn tại Trung Quốc
Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Theo báo cáo của huyện Tuy An (Phú Yên), nhiều tàu cá của ngư dân khai thác cá ngừ đại dương cập cảng với sản lượng cao, nhờ thời tiết thuận lợi trên biển.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 25/4, trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới có 18 mặt hàng tăng giá và 13 mặt hàng tăng giá
Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ/tấn; Giá quặng sắt phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tuần.
Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Giá nhôm khởi sắc trở lại, nhưng vẫn nhiều hoài nghi cho rằng xu hướng chỉ là tạm thời, khó khăn còn tiềm ẩn.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục.
Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tăng trở lại lên mức cao nhất trong hơn 6 tuần; thị trường trong nước ổn định.
Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Chiến tranh giữa Nga - Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4).
Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Tại thị trường trong nước duy trì ổn định; giá thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng trong 2 tuần trở lại đây.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa.
Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Hàng hóa bán chậm chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây… đa số các tiểu thương tại chợ đầu mối phía Nam đều than sức mua giảm mạnh.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/4: Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/4: Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Kết thúc tuần giao dịch 15-21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó
Giá thép hôm nay ngày 22/4/2024: Thị trường trong nước ổn định; xuất khẩu sắt thép tăng

Giá thép hôm nay ngày 22/4/2024: Thị trường trong nước ổn định; xuất khẩu sắt thép tăng

Giá thép hôm nay ngày 22/4/2024: Thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam tăng.
Giá thép hôm nay ngày 21/4/2024: Thép trong nước bình ổn; trên sàn giao dịch giảm

Giá thép hôm nay ngày 21/4/2024: Thép trong nước bình ổn; trên sàn giao dịch giảm

Giá thép hôm nay ngày 21/4/2024: Thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 6 Nhân dân tệ.
Tháng 3/2024 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng gần 44%

Tháng 3/2024 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng gần 44%

Tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ MXV cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua.
Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần

Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần

Giá thép hôm nay 19/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 66 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần nhờ thị trường thép cải thiện.
Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

Ngành chăn nuôi Việt Nam kết thúc quý I/2024 đã ghi nhận các số liệu tăng trưởng khá tích cực.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.
Kịch bản nào cho giá dầu trước sức nóng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông?

Kịch bản nào cho giá dầu trước sức nóng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông?

Căng thẳng tại Trung Đông leo thang ngay trong bối cảnh OPEC+ “siết van bơm dầu”, làm gia tăng nỗi lo về nguồn cung gián đoạn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ MXV cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá.
Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn. Tính từ đầu năm 2024 cho tới nay, thép cuộn xây dựng đã có 4 đợt giảm giá.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động