Thứ năm 17/04/2025 07:35

Bốn tháng đầu năm, Bình Dương xuất siêu đạt gần 3 tỷ USD

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại quốc tế tiếp tục bị gián đoạn. Song 4 đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Bình Dương vẫn tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Xuất khẩu tăng trưởng cao

Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (DN) trên cả nước, trong đó có Bình Dương. Song, việc triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp của Chính phủ, Bộ Công Thương, tỉnh Bình Dương nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Bình Dương tiếp tục phát huy hiệu quả. Trong đó, hoạt động xuất khẩu (XK) của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2020.

Kim ngạch XK gỗ của Bình Dương trong 4 tháng năm 2021 đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng 68,4% so với cùng kỳ năm 2020

Cụ thể, trong 4 tháng năm 2021, kim ngạch XK của Bình Dương đạt 11 tỷ 174 triệu USD, xuất siêu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước xuất siêu 942 triệu USD, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu hơn 2 tỷ USD. Riêng tháng 4/2021, kim ngạch XK đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 81,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Sở Công Thương Bình Dương, hàng hóa của tỉnh XK chủ yếu sang các thị trường truyền thống như: Mỹ đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 29,9% kim ngạch XK và tăng 84,6% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt gần 1,3 tỷ USD, tương ứng chiếm 11% và tăng 32,8%; Hàn Quốc đạt hơn 1,17 tỷ USD, chiếm 10,5% và tăng 20,7%; thị trường EU đạt gần 1,1 tỷ USD, chiếm 9,7% và tăng 37,3%…

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng XK chủ lực của Bình Dương tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, như sản phẩm gỗ kim ngạch XK 4 tháng năm 2021 đạt hơn 2,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,7% kim ngạch XK cả tỉnh, tăng 68,4%; dệt may tăng 22,6%; giày da tăng 24%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 66,2%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 33,6%...

Theo ghi nhận, để duy trì mức tăng trưởng kim ngạch XK ngay từ đầu năm, các DN Bình Dương đã có phương án khắc phục khó khăn, nỗ lực duy trì sản xuất, ổn định đơn hàng. Đồng thời, chủ động lên các phương án dự phòng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại, tận dụng các thời cơ, bảo đảm duy trì sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương - cho biết, ngay từ đầu năm 2021, Sở đã xây dựng kế hoạch rà soát, nắm tình hình sản xuất, kinh doanh của 8 hiệp hội ngành hàng và các DN trên địa bàn tỉnh. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng trong 4 tháng đầu năm 2021, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Bình Dương tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó sản xuất công nghiệp khởi sắc, phục hồi nhanh, đặc biệt hoạt động XK tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Đẩy mạnh khai thác các thị trường FTA

Theo dự báo hoạt động XK hàng hóa sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên thế giới. Để hỗ trợ các DN, thời gian tới Bình Dương tiếp tục tập trung triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho DN về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử.

Đặc biệt, nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho DN, ông Nguyễn Hoàng Thao - Chủ tịch UBND Bình Dương - cho biết, đã chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ DN khai thác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) tìm giải pháp phát triển thị trường. Đồng thời, tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy XK.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ DN tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, hội chợ trực tuyến cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo về quy tắc xuất xứ trong các FTA để giúp các DN nắm bắt kịp thời, cập nhật những quy định mới, tận dụng được hiệu quả từ các cơ hội do FTA thế hệ mới mang lại.

Sự tiếp sức kịp thời của các cấp ngành là nền tảng tốt cho các DN từng bước khắc phục khó khăn, gia tăng XK. Song không thể không kể tới sự chủ động của chính bản thân DN trong quá trình ổn định sản xuất, tìm kiếm đơn hàng và đặc biệt là mạnh dạn tái cơ cấu sản xuất để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Theo ông Đào Minh Ngọc - Giám đốc Công ty Phương Vy (Bình Dương), cơ hội mở rộng thị trường cho các DN còn lớn. Tuy nhiên, để gia tăng XK và chinh phục thị trường mới, các DN cần hợp tác chặt chẽ với đối tác bản xứ từ thăm dò thị trường đến sản xuất sản phẩm. Làm đúng chuẩn sản phẩm ngay từ đầu, DN sẽ dễ thâm nhập vào các thị trường khó tính, nhất là thị trường châu Âu.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan