Chủ nhật 22/12/2024 00:01

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Bố Trạch được triển khai từ năm 2019. Sau hơn 5 năm thực hiện, chương trình OCOP đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của các ngành, các địa phương và người dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay UBND huyện Bố Trạch là đơn vị có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP đẫn dầu trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình, hiện tại toàn huyện có 65 sản phẩm (59 sản phẩm đạt 3 sao, 09 sản phẩm đạt 4 sao). Đây là những sản phẩm gắn với tiềm năng lợi thế của ngành nông nghiệp huyện nhà.

Các sản phẩm OCOP của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Qua thực hiện Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm đã nâng cao được chất lượng, giá trị, xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu và tiêu thụ tốt hơn so với trước đây. Một số sản phẩm đã vào được các siêu thị lớn và cửa hàng nông sản sạch, đồng thời có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh như các sản phẩm nấm sạch Tuấn Linh, cà gai leo Thanh Bình, bột cháo canh Kính Hương, rượu sim Xuân Hưng, nước mắm Nhân Nam, nước mắm Ngọc Biển, Hải sản Thanh Quang… Nhiều chủ thể tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và thu hút thêm nhiều lao động tại địa phương sau khi tham gia chương trình. Đây là tín hiệu tích cực cũng như khẳng định tính đúng đắn trong thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Được biết, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban, ngành tích cực hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các chủ thể tham gia Chương trình, tổ chức lồng ghép vào các chương trình khác,... đến nay huyện đã tổ chức được 05 Phiên chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện vào dịp Tết Nguyên đán và các dịp Lễ quan trọng; hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh đó đã hỗ trợ xây dựng 01 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Hoàn Lão và đang xúc tiến hỗ trợ 01 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Phong Nha- trung tâm du lịch của tỉnh.

Ông Nguyễn Cẩm Long- Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch cho biết: “Huyện Bố Trạch đã Ban hành Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị huyện Bố Trạch giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND huyện. Trong đó, hỗ trợ cho các cơ sản xuất có sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên 10 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ xây dựng/nâng cấp các điểm bán hàng và Trung tâm OCOP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường”.

Người dân đóng vai trò chính trong “sân chơi” này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì thế, trong quá trình triển khai, tinh thần “dám làm” sản phẩm OCOP của người dân có vai trò rất quan trọng. Bởi thực tế cho thấy, chỉ khi người dân tham gia OCOP với niềm tin mình có thể phát triển, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm lợi thế của mình; triển khai bằng nguồn lực sẵn có của mình thì mới thành công”- ông Long cho hay.

Nổi tiếng với sản phẩm rượu Sim Xuân Hưng, Chị Nguyễn Thị Xuân- Chủ HTX sản xuất - kinh doanh nấm sạch và rượu Xuân Hưng cho biết: “Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại rượu sim khác nhau, tuy nhiên, để tạo hương vị khác biệt cho rượu Sim Xuân Hưng, quy trình chế biến rượu tuy đơn giản nhưng được thực hiện rất, chặt chẽ, tỉ mỉ”.

Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ chúng tôi trong việc lựa chọn vùng nguyên liệu, và chuỗi liên kết cung ứng sản xuất sản phẩm gạo, từ đó HTX đã hình thành mô hình khép kính sản xuất gạo nấu rượu quy mô và hiện đại hơn”- chị Xuân chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Xuân- Chủ HTX sản xuất - kinh doanh nấm sạch và rượu Xuân Hưng

Trong thời gian qua, huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông, đồng thời tận dụng các nền tảng công thông tin tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh thương mại điện tử. 100% sản phẩm OCOP đã đầu tư tem nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… Các chủ thể cũng đã xây dựng website cho sản phẩm để quảng bá đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng, hầu hết các sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ đưa lên sàn giao dịch điện tử Shopee, Postmart, vỏ sò, Lazada, tiktok, facebook, zalo…, nhiều sản phẩm đã thực hiện được nhiều giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến cho sản phẩm OCOP ở thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình OCOP ở địa phương. Đồng thời ưu tiên triển khai các giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ nâng cấp chất lượng, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm OCOP cho các chủ thể. Ngoài ra, áp dụng sáng tạo, hiệu quả các cách làm hay, bài học tốt của các chủ thể thành công vào mô hình thực tiễn để nâng cao chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận, đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiệu quả”- ông Long cho biết thêm.

Kiến Giang- Trọng Lãnh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP