Thứ bảy 10/05/2025 10:05

Bộ Thông tin và truyền thông xử lý nghiêm vi phạm trên Facebook, TikTok, Instagram, YouTube

Bộ Thông tin và truyền thông tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét các mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube...

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời kiến nghị của cử tri Bình Thuận.

Theo nội dung văn bản này, Bộ Thông tin và truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét thông tin trên mạng, đặc biệt là trò chơi điện tử trên mạng, các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube...

Bộ sẽ xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm không chỉ đối với các hành vi sai trái, cung cấp thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước mà còn xử lý các vi phạm về thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân gây tác động xấu tới dư luận.

Các đơn vị chức năng của Bộ cũng đã chủ động tổng hợp những luồng thông tin vi phạm trên các nền tảng mạng xã hội để đấu tranh với các nền tảng cung cấp thông tin xuyên biên giới yêu cầu gỡ bỏ.

Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã vận hành Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để chủ động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng và giám sát an toàn không gian mạng. Bộ đã vận hành Trung tâm Xử lý tin giả tại tên miền www.tingia.gov.vn, trung bình hàng tháng Trung tâm tiếp nhận và xử lý hơn 400 phản ánh về tin giả của người dân. Qua đó thực hiện xác minh và công bố các thông tin giả, tin sai sự thật và tin xác thực tránh gây hoang mang dư luận trong nhân dân.

Năm 2022, Bộ Thông tin và truyền thông đã kiểm tra 7 doanh nghiệp viễn thôngdi động, xử phạt 2,925 tỷ đồng đối với 7 doanh nghiệp và 39 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Đến nay, 3 doanh nghiệp: Viettel, VNPT, Mobifone (chiếm 96% thị phần) đã hoàn thành kết nối và đang triển khai đối soát thông tin thuê bao để đảm bảo thông tin thuê bao di động chính xác. Qua đó, hạn chế việc sử dụng thuê bao di động để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Việt Nam có tỷ phú top 10 thế giới: ‘Giải mật NQ57’

Facebook 'khai tử' video livestream sau 30 ngày, người dùng hoang mang

Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Đầu tư tiền ảo: Khi giấc mơ đổi đời thành ác mộng

DeepSeek tác động tới nhu cầu về trung tâm dữ liệu như thế nào?

Sandbox - vai trò đặc biệt trong trung tâm tài chính quốc tế

Thị trường máy tính: Hãng nào có doanh số đứng đầu thế giới?

TikTok có nguy cơ đóng cửa tại Mỹ trong tuần này

Năm 2024, Việt Nam đối mặt với hơn 650.000 vụ tấn công mạng

AFF Cup: Bùng nổ triệu lượt tìm kiếm chủ đề bóng đá

Số hóa kênh bán lẻ: Chìa khóa 'vàng' trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh