Thứ hai 23/12/2024 23:09

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ vừa có tờ trình trình Chính phủ về dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định 108/2014, 113/2018, 143/2020 về chính sách tinh giản biên chế.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 108 2014 NĐ-CP ngày 20 11 2014, Nghị định số 113 2018 NĐ-CP ngày 31 8 2018 và Nghị định số 143 2020 NĐ-CP ngày 10 12 2020 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Trong đó, Bộ Nội vụđề nghị bỏ 3 đối tượng bị thực hiện tinh giản biên chế.

Ảnh minh họa (Nguồn: HN)

Về nội dung của dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ cho biết về đối tượng tinh giản biên chế, so với quy định tại các Nghị định cũ, đối với đối tượng là lao động hợp đồngdự thảo đề nghị áp dụng đối với lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định không áp dụng đối với lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, vì đối tượng này ký hợp đồng có thời gian không quá 12 tháng.

Dự thảo đề nghị bỏ các đối tượng: Lao động hợp đồng; Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động); Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.

Đồng thời bổ sung đối tượng người làm việc tại các quỹ tài chính ngoài ngân sách.

Về các trường hợp tinh giản biên chế, kế thừa quy định về các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại 03 Nghị định về các trường hợp tinh giản biên chế, dự thảo đề nghị bổ sung trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho phù hợp chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 20-KL/TW.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, dự thảo đề nghị chỉ áp dụng quy định này đối với công chức, viên chức; riêng đối với cán bộ thì trong Đề án nhân sự để giới thiệu bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nhân sự của mỗi nhiệm kỳ đã xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và nhân sự cụ thể đề nghị không đặt vấn đề tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Về các trường hợp chưa giải quyết tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ cho biết tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp đang bị ốm đau, đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 36 tháng để nhằm bảo vệ quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều cá nhân có nguyện vọng tinh giản biên chế vì họ không đủ sức khỏe để làm việc. Theo đó, dự thảo đề nghị sửa đổi, nội dung này theo hướng chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp này, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

Về chính sách về hưu trước tuổi, dự thảo Nghị định này chỉ sửa đổi về tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi để bảo đảm phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019; Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và đảm bảo tương quan với tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử tại Kết luận số 08-KL/TW. Theo đó, cách tính tuổi nghỉ hưu trước tuổi được tính theo tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP; đồng thời, bổ sung chính sách về hưu trước tuổi đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã có từ đủ 15 năm và dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi đời hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Nghị định số 135/2020/NĐCP đảm bảo phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019.

Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ trong thời gian 06 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền, dự thảo Nghị định đề nghị bổ sung Điều 9 mới quy định về chính sách đối với đối tượng dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ trong thời gian 06 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền được hưởng mức trợ cấp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp.

Trong đó, Bộ Nội vụ đề nghị 02 phương án, Phương án 1: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 1.800.000 đồng (bằng 01 tháng lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2023). Riêng đối tượng có số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thấp hơn so với lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu nêu trên.

Phân tích ưu điểm của phương án này, Bộ Nội vụ cho biết, ngoài trợ cấp tinh giản được hưởng thì mỗi người được thêm một mức trợ cấp bằng nhau. Nếu lộ trình giải quyết dôi dư là 05 năm thì tối đa mỗi người được hưởng thêm mức trợ cấp là 108.000.000 đồng (60 tháng x 108.000.000 đồng).

Nhược điểm là mức trợ cấp chưa đủ lớn để khuyến khích đối tượng dôi dư nghỉ trước lộ trình giải quyết dôi dư của cơ quan có thẩm quyền.

Phương án 2: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng. Riêng đối tượng có số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thấp hơn so với lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với tuổi nghỉ hưu nêu trên.

Phương án này có ưu điểm là ngoài trợ cấp tinh giản được hưởng thì đối tượng này thêm một mức trợ cấp tính theo lương hiện hưởng của mình. Nếu lộ trình giải quyết dôi dư là 05 năm và hệ số lương trung bình là 3,66 thì trung bình mỗi người được hưởng trợ cấp khoảng 197.640.000 đồng (3,66 x 1.800.000 đồng x 1/2 x 60 tháng). Mức trợ cấp này sẽ khuyến khích được đối tượng tinh giản biên chế nghỉ trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Nhược điểm là ngân sách sẽ chi trợ cấp cho đối tượng này lớn; đồng thời, mỗi người sẽ có mức trợ cấp khác nhau dẫn đến có sự so sánh giữa các đối tượng.

Căn cứ ưu điểm, nhược điểm của 02 phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đề nghị thực hiện theo phương án 1 để nhằm khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ ngay theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã./.

dangcongsan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực