Bộ Công Thương: Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 19 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP),...
Phần lớn các FTA đã có hiệu lực, do vậy nâng cao vị thế thương hiệu hàng hoá của Việt Nam tại thị trường quốc tế là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta đã tạo sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất tại các nước này bị ảnh hưởng, dẫn tới có những đề nghị Chính phủ của họ điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn, trở ngại khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước...
Chính thức ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA). Ảnh Minh họa |
Để hỗ trợ các cơ quan quản lý công thương và các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương, thời gian qua Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng cạnh tranh cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước FTA thế hệ mới.
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, nội dung đào tạo được tập trung vào các điểm mới về quy tắc xuất xứ EVFTA và VIFTA ( giữa Việt Nam -EU và giữa Việt Nam -Israel). Hướng dẫn triển khai C/O điện tử trong VKFTA, AKFTA (giữa Việt Nam và Hàn Quốc, giữa ASEAN và Hàn Quốc); Giới thiệu các dự thảo văn bản thực hiện quy tắc xuất xứ sắp ban hành. Đại diện các doanh nghiệp tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến thực thi các FTA và biện pháp phòng vệ thương mại của các cơ quan chức năng Việt Nam, nhất là thực tế C/O hàng hóa xuất khẩu đi Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đào tạo cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp về FTA thế hệ mới giúp hàng hóa Việt nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Ảnh. BCT |
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, những năm qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã được triển khai sâu rộng, bài bản, hiệu quả trên tất cả các kênh đối ngoại song phương, đa phương và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 19 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEPđã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 19 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).
“Việc thực thi có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu và các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng trưởng mạnh, qua đó cán cân thương mại được cải thiện rõ nét”- đại diện Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ.
Nổi bật là nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp từng bước được nâng cao. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, phù hpwj với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; thúc đẩy mở rộng sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Cải thiện cán cân thương mại, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Đồng thời, góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước: “Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Phần lớn các FTA đã có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để mở rộng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh xã hội.
Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh… Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA đã góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển đất nước.
Đồng thời, nâng cao vị thế thương hiệu hàng hoá của Việt Nam tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta đã tạo sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất tại các nước này bị ảnh hưởng, dẫn tới có những đề nghị Chính phủ của họ điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn, trở ngại khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước.
Để thực hiện các FTA thế hệ mới, hiện các doanh nghiệp dệt may đang phải không ngừng đổi mới công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh minh họa: L. Hoàng |
Các chuyên gia trong quá trình tập huấn đã giải đáp cụ thể, đồng thời chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, những giải pháp hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ,... Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý đối với doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại; chủ động và tích cực phối hợp giữa các doanh nghiệp vì lợi ích chung của ngành sản xuất trong nước; xây dựng hệ thống kế toán minh bạch và theo chuẩn kế toán Việt Nam và quốc tế; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, qua các chương trình, đào tạo, tập huấn, lãnh đạo, các cán bộ quản lý chuyên ngành của các Sở Công Thương có thể nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.