Thứ sáu 15/11/2024 18:17

Bộ Công Thương “nối cầu” đưa giày dép Việt vào thị trường Hoa Kỳ

Trong khi sản lượng xuất khẩu mặt hàng giày dép của nhiều quốc gia sản xuất lớn vào Hoa Kỳ sụt giảm mạnh thì Việt Nam vẫn giữ vững phong độ, cho thấy các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh của Bộ Công Thương đã phát huy tốt hiệu quả.    

Tại Hội nghị giao thương trực tuyến “Xúc tiến thương mại giày dép Việt Nam - Hoa Kỳ hậu Covid-19” do Bộ Công Thương tổ chức, ngày 28/5, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Bộ Công Thương đã nỗ lực thực hiện vai trò “nối cầu” đưa hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ. Nhất là trong bối cảnh, Chính phủ Mỹ đã cho phép một số bang mở cửa, đồng nghĩa với cánh cửa xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ mở rộng hơn, sau 1 thời gian dài bị đóng kín do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Và với trên 60 nhà phân phối, nhập khẩu giày dép Hoa Kỳ đăng ký tham dự hội nghị, cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng rất quan tâm tới cơ hội hợp tác với các nhà sản xuất giày dép Việt Nam.

Bộ Công Thương "nối cầu" đưa giày dép Việt vào thị trường Hoa Kỳ

Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Bán lẻ giày dép Hoa Kỳ cũng đã chia sẻ về tình hình thị trường giày dép Hoa Kỳ, đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến thị trường và khả năng, xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới; những phân khúc tăng trưởng ở thị trường Hoa Kỳ mà các nhà cung cấp Việt Nam nên xác định để đầu tư cho sản xuất; biện pháp để nhà cung cấp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường giày dép Hoa Kỳ; cách tiếp cận thị trường và khuyến nghị về những chiến lược mới cho các doanh nghiệp giày dép Việt Nam để phát triển hiệu quả hơn tại thị trường Hoa Kỳ.

Ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam cũng đưa ra những kịch bản phát triển của ngành giày dép Việt Nam, giới thiệu định hướng hoạt động của phía Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương trong bối cảnh tình hình mới sau dịch bệnh được kiểm soát ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong suốt những năm qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và ngược lại. Ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến các nền kinh tế trên toàn cầu thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có được sự tăng trưởng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 24,92 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 20,16 tỷ USD, nhập khẩu đạt 4,76 tỷ USD.

Giày dép là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Quý I/2020, Hoa Kỳ là thị trường số 1 nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,56 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.

“Nhiều chuyên gia dự báo, sau khi khống chế được dịch Covid 19, nhu cầu mặt hàng giày dép tại thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp giày dép cần thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ”, ông Vũ Bá Phú thông tin.

Được biết, sau hội nghị giao thương trực tuyến, trong 2 ngày 29 và 30/5, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị liên qua tổ chức kết nối trực tuyến 2B2 cho doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong đó, 16 doanh nghiệp Việt Nam sẽ quảng bá, giới thiệu và chào bán tới các nhà phân phối, nhập khẩu Hoa Kỳ đa dạng các sản phẩm giày dép gồm: Giày dạ hội nữ làm thủ công, giày thời trang, giày thể thao, giày trẻ em, giày da nam/nữ, giày dép chất liệu da tổng hợp, giày chống nước, giày quân đội, giày bảo hộ, sandals, dép các loại.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, 'đón sóng' FTA

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024

Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ