Thứ năm 15/05/2025 17:40

Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về Sản xuất sạch hơn và Tiết kiệm năng lượng

Ngày 16/9/2019 tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo nâng cao về sản xuất sạch hơn và kiểm toán viên năng lượng cho 60 cán bộ đang công tác tại các Sở Công Thương, Trung tâm sản xuất sạch hơn, Trung tâm tiết kiệm năng lượng, Trung tâm khuyến công và các doanh nghiệp tư vấn trong và ngoài ngành Công Thương trên toàn quốc.    

Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, với nhịp độ phát triển khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, năng lượng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình khai thác và sử dụng năng lượng đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, đặc biệt còn lãng phí nhiều trong khâu sử dụng năng lượng. Theo số liệu khảo sát của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành công nghiệp của nước ta là rất cao, giao động từ 20 đến 30%, đặc biệt có những ngành tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên đến 40% như: ngành xi măng, ngành sắt, thép, ngành dệt nhuộm, hoá chất,…

Trong bối cảnh nguồn cung điện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Đảng, Chính phủ đã xác định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, động thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Toàn cảnh khóa đào tạo

Phát biểu tại Lễ khai giảng, bà Nguyễn Thị Lam Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững khẳng định “Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trước tiên cần đánh giá đúng hiện trạng sử dụng năng lượng. Mục tiêu của kiểm toán năng lượng và đánh giá Sản xuất sạch hơn là đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng, sau đó xác định các giải pháp giảm suất tiêu thụ năng lượng, giảm các chi phí vận hành. Kiểm toán năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng lượng tại các hệ thống sản xuất và sinh hoạt trong khi vẫn duy trì hoặc cải thiện công suất dây chuyền, năng suất lao động, sức khỏe con người, sự thoải mái và an toàn cho môi trường sống, môi trường làm việc. Kiểm toán năng lượng tập trung xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tiềm năng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng”.

Do vậy cũng theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang “Khóa đào tạo chính là nhằm hỗ trợ các đơn vị tư vấn về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng xây dựng được đội ngũ chuyên gia có năng lực để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng và áp dụng các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiêu quả và sản xuất sạch hơn”.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững phát biểu tại Lễ khai giảng

“Các cán bộ sau khi tham gia khóa đào tạo và vượt qua kỳ thi để được cấp chứng chỉ sẽ trở thành nguồn nhân lực nòng cốt tại cơ sở, có đủ năng lực để góp phần thành công trong công tác triển khai các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn/ tiêu dùng bền vững và Luật sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả tại địa phương và doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Lâm Giang chia sẻ.

Thông qua khóa đào tạo này, các học viên được học lý thuyết, thực hành thí nghiệm, tính toán và làm quen với các giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình trong công nghiệp như: hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, động cơ điện, hệ thống khí nén, hệ thống bơm, quạt gió, hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí, nhiên liệu và nồi hơi, hệ thống cấp hơi, lò nung công nghiệp, quản lý dự án, phân tích tài chính dự án, tìm hiểu các quy định và pháp lý liên quan đến kiểm toán năng lượng, trình tự thủ tục kiểm toán năng lượng. Ngoài gia, các học viên còn được trang bị chuyên sâu về những kỹ năng đánh giá và áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng một các toàn diện các giải pháp về cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cũng như sử lý những vấn đề về ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp giải được chi phí đầu vào, nâng cao tính cạnh của sản phẩm, nâng cao được vị thế của doanh nghiệp.

Khóa đào tạo diễn ra từ ngày 16-27/9/2019, kết thúc khóa đào tạo các học viên sẽ phải vượt qua bài thi với 100 câu hỏi trắc nghiệm và thực hiện một báo cáo kiểm toán năng lượng/đánh giá sản xuất tại tại doanh nghiệp. Những học viên đạt yêu cầu sẽ được Bộ Công Thương cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên năng lượng cũng như giấy chứng nhận chuyên gia về sản xuất sạch hơn.

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thương đã đào tạo được hơn 350 kiểm toán viên cho các đơn vị tư vấn về tiết kiệm năng lượng và 120 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn trên phạm vi cả nước.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập