Thứ sáu 22/11/2024 07:37

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương cho hơn 180 doanh nghiệp trong và ngoài nước

Trên 150 doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài đã giao thương trực tuyến với hơn 30 doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nông sản, thực phẩm Việt Nam, nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu của hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam và kết nối doanh nghiệp Việt với các đối tác nhập khẩu ở thị trường nước ngoài.

Cơ hội quảng bá

Thực hiện Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2020, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nông sản, thực phẩm Việt Nam 2020” trong 3 ngày từ 22 - 25/9/2020.

Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nông sản, thực phẩm Việt Nam 2020 diễn ra trong 3 ngày từ 22 - 25/9/2020

Các doanh nghiệp nước ngoài tham dự hội nghị đến từ 28 thị trường xuất khẩu của Việt Nam gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Myanmar, Nhật Bản (Châu Á); Anh, Belarus, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hungary, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ (Châu Âu); Vương quốc Anh…là những thị trường có số lượng nhà nhập khẩu tham gia đông đảo nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội nghị đến từ 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam là Bắc Giang, Cần Thơ, Đắc Lắc, Hà Nội, Hải Phòng, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An và Quảng Ngãi. Các ngành hàng được giới thiệu, quảng bá và giao thương tại hội nghị gồm: Rau củ quả (tươi, khô, cấp đông...), gạo, đỗ, ngô, khoai, đồ uống (chè, cà phê, sữa, nước ép trái cây), bánh kẹo, thủy sản, hạt tiêu, quế, hồi, mì, miến...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết, ​đây là hội nghị giao thương trực tuyến lớn nhất trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm được tổ chức từ trước tới nay, có sự kết nối đồng thời với nhiều thị trường nước ngoài. Các nhà cung cấp nông sản, thực phẩm tốt của Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi tiếp xúc và trao đổi về đa dạng các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nhập khẩu tiềm năng nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại Hội nghị

Trong bối cảnh đó, Cục Xúc tiến thương mại đã liên tiếp thực hiện đa dạng nhiều cuộc giao thương trực tuyến, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam duy trì kết nối với đa dạng thị trường trọng điểm và mục tiêu, giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch. Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài khi chúng tôi có nguồn cung cấp nông sản, thực phẩm phong phú với chất lượng đảm bảo, phù hợp nhiều phân khúc tiêu thụ khác nhau để cung ứng cho thị trường quốc tế, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản địa phương

Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 26,15 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 12 tỷ USD, giảm 3,2%; sản phẩm chăn nuôi ước đạt 250 triệu USD, giảm 25%; thủy sản ước đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3%.

Do đó, ông Vũ Bá Phú kỳ vọng thông qua Hội nghị giao thương này, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác kinh doanh vì lợi ích của các doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch và xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh bền vững cho đa dạng sản phẩm nông sản, thực phẩm.

Tiếp sức nông sản, thực phẩm Việt Nam vươn ra thế giới

Tại phiên toàn thể chiều ngày 22/6, giới thiệu thế mạnh nông sản thực phẩm của tỉnh Yên Bái với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài, ông Đoàn Lê Khoa - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh có nhiều lợi thế về sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, khoáng sản nên việc khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến sâu các mặt hàng này được tỉnh Yên Bái rất quan tâm, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa để tăng giá trị kim ngạch, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 2.300 doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm mỗi năm tăng từ 17 - 20% so với năm trước, với các mặt hàng chủ yếu như: chè xanh, chè đen, quế, tinh dầu quế, măng tre bát độ, ván ép, gỗ ghép thanh, đũa gỗ, tinh bột sắn, giấy đế, giấy vàng mã, đá trắng, cao lanh, bột đá trắng... Trong đó, măng tre Bát Độ là một trong các loại cây lâm nghiệp chủ lực tại Yên Bái và được trồng nhiều ở các huyện như Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình và một số xã vùng ngoài huyện Văn Chấn. Ngoài ra, cây sắn, chè của tỉnh Yên Bái cũng là cây có nhiều tiềm năng xuất khẩu.

Ông Đoàn Lê Khoa mong muốn thông qua Hội nghị giao thương trực tuyến lần này, tỉnh Yên Bái sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, quan tâm, tìm hiểu, đầu tư, bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp trong tỉnh để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế của tỉnh.

Các đại biểu tham gia hội nghị giao thương trực tuyến

Qua Hội nghị giao thương này, các nhà cung cấp nông sản, thực phẩm của Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi tiếp xúc và trao đổi về đa dạng các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nhập khẩu tiềm năng nước ngoài. Ngay sau phiên toàn thể, các doanh nghiệp Việt Nam được kết nối trực tuyến 1:1 với những nhà nhập khẩu nước ngoài, chia theo nhóm ngành hàng và thị trường để giao thương trực tuyến quốc tế.

Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất