Thứ ba 19/11/2024 00:17

Bộ Công Thương giới thiệu cam kết của Việt Nam trong Hiệp định RCEP tới doanh nghiệp

Dự kiến, ngày 15/12/2023, tại Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội thảo "Các cam kết chính trong Hiệp định RCEP và tác động của Hiệp định đối với chuỗi cung ứng khu vực".

Hội thảo "Các cam kết chính trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động của Hiệp định đối với chuỗi cung ứng khu vực" do Bộ Công Thương (Vụ Chính sách thương mại đa biên) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Hội thảo nằm trong chương trình công tác năm 2023, nhằm tuyên truyền giới thiệu về các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định RCEP (gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand) nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định.

Tham dự hội thảo dự kiến có đại diện Bộ Công Thương (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi), đại diện các sở, ban, ngành địa phương quan tâm, đại diện các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp quan tâm.

Tại hội thảo, sẽ có các bài trình bày về nội dung như: “Tổng quan Hiệp định RCEP và các cam kết chính của Hiệp định – Tác động đối với chuỗi cung ứng khu vực”; Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: Cơ hội tiềm năng và bài học kinh nghiệm”; “Cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định RCEP - Cơ hội cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0”; “Hướng dẫn truy cập thông tin cam kết Hiệp định RCEP trên nền tảng số”.

Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này).

Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tổng các nước tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới.

Mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu.

Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định RCEP sẽ mang lại cơ hội thị trường và việc làm cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Hiệp định RCEP sẽ song hành và hỗ trợ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bao hàm và dựa trên các quy tắc.

Theo cam kết của Việt Nam tại Hiệp định, Việt Nam có 6 biểu lộ trình cam kết thuế quan đối với 6 nước/nhóm nước, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tại, các Hiệp định thương mại tự do ASEAN Cộng hiện hành (mà Việt Nam là thành viên) đã và đang đưa ra những ưu đãi về tự do hóa thuế quan ở mức tương đối cao.

Hiệp định RCEP được xây dựng dựa trên các cam kết cắt giảm thuế quan đã có và sẽ xóa bỏ khoảng 90% thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Lộ trình cam kết về thuế quan của Việt Nam cũng như của các nước trong Hiệp định RCEP có thời hạn dài nhất là 25 năm.

Về quy tắc xuất xứ và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Hiệp định RCEP đưa ra các quy định về hài hòa và đơn giản hóa quy tắc xuất xứ hàng hóa. Những quy tắc này bao gồm quy định cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ, của bất kỳ nước thành viên nào trong Hiệp định RCEP để tiếp tục tính vào nguyên liệu có xuất xứ của thành phẩm cuối cùng, và được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt RCEP khi lưu thông giữa các quốc gia thành viên của Hiệp định.

Ngoài ra, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ sẽ được Việt Nam và hầu hết các nước thành viên (trừ Lào, Campuchia và Myanmar) áp dụng sau không quá 10 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Về tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định RCEP cũng bao gồm các cam kết về tạo thuận lợi thương mại và thực hiện thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể: Minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hải quan: Công bố thông tin kịp thời trên mạng Internet; đo và công bố kết quả của thời gian giải phóng hàng; áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động hải quan dựa trên tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận để thông quan và giải phóng hàng nhanh chóng; tạo thuận lợi thương mại cho “Doanh nghiệp ưu tiên” và cho phép đàm phán công nhận lẫn nhau về các chương trình “Doanh nghiệp ưu tiên”; quy định về khiếu nại và kháng nghị cho phép bất cứ cá nhân nào được cơ quan Hải quan ban hành quyết định hành chính, trong lãnh thổ của mình, có quyền khiếu nại và kháng nghị theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Để thực thi Hiệp định RCEP, Việt Nam đã ban hành các Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP ở cấp Chính phủ (Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2022) cũng như triển khai các chương trình, kế hoạch hành động ở cấp Bộ, ngành, địa phương với 3 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế; công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin; và công tác nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba