Thứ hai 23/12/2024 05:17

Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá nhôm Trung Quốc

Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.   

Cụ thể, ngày 18/10/2018, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) - Bộ Công Thương nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, có mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90.

Ngày 10/1/ 2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nêu trên xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo đó, bên yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm 4 nhà sản xuất nhôm thanh định hình đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm: CTCP Nhôm Austdoor; CTCP Nhôm Sông Hồng; công ty TNHH Tung Yang; và CTCP Tập đoàn Mienhua.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá trong vụ việc này là một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình có các mã HS 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90 với biên độ bán phá giá cáo buộc là 35,58%.

Bên yêu cầu điều tra cho rằng, hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như: công suất sử dụng, lượng hàng tồn kho, lợi nhuận, tác động kìm giá, ép giá…

Vì vậy, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, các tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ dưới đây theo các phương thức sau: công văn chính thức hoặc thư điện tử. Hạn cuối để đăng ký bên liên quan là ngày 28/2/2019.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu