Thứ hai 23/12/2024 16:05

Bộ Công Thương: Cần chuyển nhanh, mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hình thức chính ngạch

Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu chính ngạch, xin ý kiến các Bộ, ngành để báo cáo Chính phủ xem xét ban hành.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Tại sao xuất siêu đạt hơn 4 tỷ USD?

Về nguyên nhân của kết quả xuất siêu đạt hơn 4 tỷ USD, trong khi con số đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 là ước nhập siêu khoảng 2 tỷ USD, Bộ Công Thươngcho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Bộ Công Thương đưa ra dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2021 cùng với dự báo nhập siêu khoảng 2 tỷ USD dựa trên số liệu thực hiện 3 quý đầu năm 2021 và đánh giá, dự báo tình hình các tháng cuối năm 2021.

Theo Bộ Công Thương, để giải quyết ách tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp

Theo số liệu sơ bộ do Tổng cục Hải quan công bố, tính đến hết quý III năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 240,6 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, nhập khẩu tăng cao hơn so với xuất khẩu với kim ngạch đạt gần 243,2 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Tính đến hết quý III, cán cân thương mại đang ở trạng thái nhập siêu, với mức nhập siêu gần 2,6 tỷ USD.

Thời điểm đầu quý III/2021, còn nhiều yếu tố dự báo khó khăn cho xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng còn lại của năm 2021 như: Ở trong nước, hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào diễn biến dịch Covid-19.

Nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn có thể bị ảnh hưởng bởi đứt gãy nguồn cung cho sản xuất, có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành các đơn hàng; vấn đề lao động cũng là khó khăn có thể xảy ra cục bộ do dịch Covid-19. Ở phía Bắc, nguy cơ dịch Covid-19 có thể lan rộng trong cuối năm ảnh hưởng tới nguồn cung hàng hoá xuất khẩu.

Trên thế giới, thương mại toàn cầu phục hồi so với năm 2020 nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào diễn biến dịch Covid-19 và tốc độ tiêm vắc xin; xung đột thương mại giữa các nước lớn vẫn chưa được xử lý dứt điểm, tác động khó 2 lường đến xuất nhập khẩu của Việt Nam; các biện pháp bảo hộ xuất hiện ngày càng nhiều; giá hàng hóa, nhất là các nguyên liệu cơ bản tăng mạnh, tác động mạnh lên trị giá hàng hoá nhập khẩu.

Trên thực tế, xuất khẩu những tháng cuối năm 2021 đạt kết quả rất tích cực so với dự báo nhờ những quyết sách đúng đắn của Chính phủ về đẩy nhanh tiến đột tiêm vắc xin và mở cửa nền kinh tế. Đặc biệt, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” được coi là cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Trước những bước tiến nhanh trong công tác tiêm chủng, các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục tăng mạnh, tháng sau cao hơn nhiều so với tháng trước. Xuất khẩu tháng 10 đạt gần 29 tỷ USD; tháng 11 đạt 31,9 tỷ USD.

Xuất khẩu đạt mức cao nhất ghi nhận trong một tháng vào tháng 12 với kim ngạch đạt 34,6 tỷ USD. Xuất khẩu tăng mạnh, cao hơn nhiều so với nhập khẩu trong quý IV giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu 2,55 tỷ USD thời điểm cuối quý III sang xuất siêu 4,1 tỷ USD thời điểm cuối năm.

Tình trạng ách tắc hàng hóa chủ yếu do khách quan

Về nhận định hoạt động xuất, nhập khẩu qua biên giới còn nhiều bất cập, tình trạng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại biên mậu, Bộ Công Thương cho rằng, về bất cập thì ở các ngành và lĩnh vực đều có và thương mại biên giới cũng không ngoại lệ. Nhưng nhận định ách tắc tại cửa khẩu năm 2021 là do xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập chưa thực sự khách quan.

Số liệu năm 2021 cho thấy, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành, lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu, tình hình thông quan hàng hóa đôi khi còn xảy ra ùn ứ nhưng xuất khẩu qua biên giới phía Bắc vẫn tăng, thậm chí tăng ở 2 con số, nhiều mặt hàng nông sản của ta đã được xuất khẩu hết (điển hình như vải thiều).

Ách tắc dài và trên diện rộng chỉ xảy ra vào cuối tháng 12/2021 khi Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid, quy định phòng dịch nghiêm ngặt, đóng cửa hầu hết các cửa khẩu (Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cũng đã ghi nhận tình trạng này, chỉ còn 7/76 cửa khẩu còn hoạt động), 90% các cửa khẩu đóng thì không thể không ùn tắc cả ở phía ta và phía bạn.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đã rất tích cực vào cuộc để xử lý tình trạng ùn tắc này (tổ chức trực tuyến ở cấp Chính phủ/Bộ ngành; gửi thư, hội đàm với phía bạn, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc...), tình hình thông quan hàng hóa trước Tết Nguyên đán 2022 đã tạm ổn.

Tuy nhiên, sau Tết Trung Quốc bắt đầu có nhiều ca nhiễm và đã phong tỏa toàn bộ thành phố khu vực biên giới, đóng nốt các cửa khẩu cuối cùng như: Móng Cái, Kim Thành, thậm chí cả Hữu Nghị, vì vậy chúng ta khó có thể xoay xở được.

Có thể thấy rằng, ách tắc lần này hoàn toàn là do khách quan, bất cập là có, yếu tố chủ quan là có, vì thời nào cũng có nhưng riêng lần này không phải là nguyên nhân chính.

Để giải quyết ách tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp căn cơ là chúng ta cần chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch để tận dụng các kênh xuất khẩu khác như đường biển, đường sắt...

Bộ Công Thương cũng đang hoàn thiện dự thảo cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu chính ngạch, xin ý kiến các Bộ, ngành để báo cáo Chính phủ xem xét ban hành.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn