Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026

Nhằm cụ thể hóa và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đầy đủ, hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định số 197/QĐ-BCT ngày 17/2/2022 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026.
Bộ Công Thương làm đầu mối triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP

Theo đó, Kế hoạch tập trung triển khai 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng pháp luật, thể chế; tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP; nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 – 2026
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022

Cụ thể về công tác xây dựng pháp luật, thể chế, trong Kế hoạch, Bộ Công Thương xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định RCEP; tiếp tục thực hiện rà soát pháp luật trong nước trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định; xây dựng và vận hành các đầu mối triển khai các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương để thực hiện và tham gia Hiệp định RCEP. Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với các nước thành viên Hiệp định RCEP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực hiện Hiệp định; điều phối và tham gia các hoạt động của Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định RCEP, các Ủy ban, tiểu Ban, nhóm chuyên môn, cơ quan đầu mối về thông tin liên lạc giữa Việt Nam và các nước tham gia Hiệp định RCEP liên quan đến thực thi các nghĩa vụ của Hiệp định và thực hiện các nghĩa vụ thông báo theo Hiệp định; tiến hành nghiên cứu khả thi về việc kết nạp thành viên mới của Hiệp định khi cần thiết; tham gia đàm phán kết nạp thành viên mới của Hiệp định và điều phối việc tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài trong quá trình thực hiện Hiệp định.

Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP, Bộ Công Thương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, tập trung vào việc phổ biến, giới thiệu nội dung Hiệp định RCEP. Đặc biệt triển khai hoạt động tuyên truyền chuyên sâu, chú trọng các khóa tập huấn, đào tạo kiến thức, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu, phân tích tổng thể và chi tiết các cam kết của Hiệp định RCEP trong một số lĩnh vực, ngành hàng cụ thể cho các hiệp hội, doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, ngành hàng cụ thể; phân tích cơ hội tận dụng Hiệp định để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực; đẩy mạnh sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu trên các trang mạng điện tử.

Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP, Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng và triển khai các phương án/đề án/chương trình hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Bộ xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên Hiệp định RCEP; xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại tại các nước thành viên Hiệp định RCEP; nâng cao năng lực cung cấp thông tin của các đơn vị trong Bộ Công Thương, đặc biệt là hệ thống Thương vụ, Trung tâm thông tin, Trung tâm xúc tiến thương mại, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp thông tin hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Công Thương nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; định hướng cho các hiệp hội đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của các nước RCEP.

Cùng với đó, Bộ thiết lập cơ chế tổng hợp, đánh giá và cảnh báo các thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó tập trung vào các thông tin liên quan đến hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và các cơ chế khắc phục sự cố của người tiêu dùng.

Tất cả các hoạt động của Kế hoạch này sẽ tập trung triển khai thực hiện tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

Được biết, Kế hoạch này mục tiêu tập trung phối hợp với Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP; đồng thời triển khai hiệu quả những nhiệm vụ Bộ Công Thương được giao với tư cách và cơ quan đầu mối trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP trên cơ sở huy động sự tham gia của tất cả các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Công Thương. Điều này sẽ góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Bộ Công Thương trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do nói riêng và lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

Kế hoạch này cũng giúp hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân nắm được nội dung cam kết của Hiệp định RCEP và cách thức thực hiện cam kết Hiệp định trong từng lĩnh vực một cách đúng đắn và nhất quán thông qua kế hoạch thực hiện rõ ràng, hiệu quả, có tính kết nối với các cơ quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là báo chí và truyền thông.

Đáng chú ý, Kế hoạch này nhằm vận dụng và phát huy có hiệu quả các cam kết của Hiệp định, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu các thách thức do Hiệp định RCEP mang lại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Ngoài ra, còn giúp xây dựng kế hoạch tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật từ phía các nước đối tác, cũng như sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước cho việc thực hiện Hiệp định RCEP hiệu quả, tiết kiệm.

Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19./.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ vừa đăng thông cáo về cuộc họp giữa Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Áp lực cạnh tranh gia tăng khiến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Tây Ban Nha gặp nhiều thách thức, song trong thách thức, vẫn thấy triển vọng tăng trưởng.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Lính Ukraine tử nạn ở Kursk; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4.
Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga tấn công dữ dội ở mặt trận gần Sukha Balka,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng; Nga phá tan đạn HIMARS Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga -Ukraine chiều 23/4.
Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hàng năm của Mexico được cho là đã giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 4/2025, theo kết quả khảo sát do Reuters thực hiện và công bố ngày 23/4.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt  vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Sĩ quan NATO thiệt mạng; tên lửa Nga dội đòn ồ ạt vào Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn; Nga tấn công ồ ạt vào sở chỉ huy Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk; Ukraine rơi vào thế nguy cấp,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4.
FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index là Bộ chỉ số mới và sáng tạo. Để triển khai và đưa FTA Index vào thực tiễn cần sự phối hợp giữa các tỉnh và giữa tỉnh với Trung ương, với bộ, ngành…
Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước Việt Nam - Campuchia vẫn còn nhiều dư địa phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 20 tỷ USD thương mại song phương.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga tấn công cơ sở của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/4.
Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi công nghệ và dữ liệu ngày càng đồng nhất, giá trị vô hình từ thương hiệu quốc gia mới là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod; 10.000 quân Ukraine tử nạn,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4.
Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Mô hình PPP trở thành một giải pháp chiến lược quan trọng giúp Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4:

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Giảng viên NATO thiệt mạng ở Sumy; lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng ở Kursk,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4.
Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Kết quả khảo sát từ Bộ chỉ số FTA Index 2024 cho biết, hình thức phổ biến thông tin về FTA được doanh nghiệp tiếp cận nhiều nhất là báo chí, truyền hình...
Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Bộ chỉ FTA Index là dịp để Cà Mau nhìn lại một cách khách quan, toàn diện về quá trình chỉ đạo thực hiện các cam kết hội nhập trong FTA nhiều năm qua.
Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thống kê cho thấy, xuất khẩu trong tháng 3/2025 của Malaysia tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kỳ vọng.
Mobile VerionPhiên bản di động