Bộ chỉ FTA Index có lộ trình thực hiện như thế nào?

Bộ chỉ số FTA Index giúp tạo động lực tăng cường quan tâm của các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp đối với việc khai thác và tận dụng các FTA.
FTA Index: Đánh giá chính xác, khách quan các kết quả thực hiện FTA Phương pháp và cách thức xây dựng Bộ chỉ số FTA Index như thế nào?

Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Bộ chỉ số FTA Index theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, trong đó giao Bộ Công Thương thực hiện Đề án xây dựng Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do hàng năm của các địa phương (FTA Index).

Bộ chỉ FTA Index có lộ trình thực hiện như thế nào?
FTA Index phản ánh mức độ hiệu quả của các FTA đem lại tới các địa phương, đặc biệt đánh giá đến những đối tượng thụ hưởng trực tiếp là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ảnh: TTXVN

Về lộ trình thực hiện, Bộ Công Thương cho biết, Bộ chỉ sổ FTA Index sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 2021-2022: Trong năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai việc nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số FTA Index thông qua việc tổ chức khảo sát thực tế đối với 1.650 doanh nghiệp từ 63 tỉnh, thành phố để có cơ sở dữ liệu nhằm đánh giá mức độ khả thi của việc xây dựng Bộ chỉ số.

Bộ Công Thương đã nghiên cứu, đánh giá, xây dựng Bảng hỏi, thực hiện điều tra khảo sát trên lượng mẫu nhỏ để dễ dàng đánh giá hơn với lượng dữ liệu thu thập được. Bằng dữ liệu thu thập được, Bộ Công Thương đã đưa ra các mô hình để đánh giá dữ liệu, từ đó tìm cách tính toán đối với Bộ chỉ số FTA Index.

Trong năm 2022, trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Bộ Công Thương triển khai xây dựng dự thảo Đề án FTA Index lấy ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau khi đề án được phê duyệt, Bộ Công Thương tiến hành nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cho năm 2023 trong đó tiếp thu các ý kiến đã nhận được từ các Bộ, ngành, các địa phương và các chuyên gia. Bộ Công Thương cũng sẽ mở rộng phạm vi điều tra và đưa ra các điều chỉnh phù hợp dựa vào các phản biện đã nhận được trong giai đoạn khởi tạo. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ tính toán Bộ chỉ số FTA Index cho việc thực thi của các địa phương trong năm 2023.

Giai đoạn từ 2023 trở đi: Từ năm 2023 trở đi, việc điều tra để thu thập dữ liệu sơ cấp làm cơ sở để đánh giá và tính toán Bộ chỉ số FTA Index sẽ được tiến hành hàng năm, trong đó, mỗi năm, Bộ Công Thương sẽ đánh giá, điều chỉnh các kết quả đã đạt được trong năm trước đó cùng với các phản hồi của các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương, các chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực để đưa ra và thí điểm những điều chỉnh cần thiết nhằm hoàn thiện hơn Bộ chỉ số này.

Hàng năm, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu mở rộng và kết hợp với các nguồn số liệu sơ cấp, thứ cấp có uy tín khác hoặc kết hợp tổ chức điều tra với các đơn vị có cùng chung tiêu chí chọn mẫu để lượng dữ liệu thu thập được ngày một đa dạng và chính xác hơn.

Để thực hiện hoạt động của Đề án này, dự kiến sẽ có các nguồn kinh phí như sau: Ngân sách Nhà nước; Nguồn tài trợ của các đối tác nước ngoài, tập trung vào các nước phát triển như Úc, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, New Zealand, Canada… và một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB); Nguồn kinh phí xã hội hóa (trong quá trình thực hiện sẽ kêu gọi thêm sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề…).

Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Đề án. Ngoài ra, Bộ Công Thương chủ trì thành lập Tổ công tác liên Bộ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Đề án, sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định đầu mối phụ trách phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình triển khai Đề án.

Ngoài ra, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức truyền thông, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về triển khai Đề án. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan vận động các đối tác phát triển nước ngoài và các tổ chức quốc tế… cũng như các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng… hỗ trợ kinh phí để góp phần thực hiện Đề án. Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước để triển khai các hoạt động của Đề án trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xem thêm