Thứ hai 18/11/2024 16:15

Bình Thuận: Ưu tiên phát triển loạt cảng biển

Theo Quy hoạch, Bình Thuận sẽ hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các bến cảng. Trong đó cảng Vĩnh Tân,bến cảng Sơn Mỹ phục vụ phát triển công nghiệp, năng lượng.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch /chu-de/tinh-binh-thuan.topic thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, các bến cảng Phú Quý, bến cảng Phan Thiết sẽ phục vụ cho vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển du lịch. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng biển Bình Thuận thuộc nhóm cảng biển số 3. Cụ thể:

Cảng Phú Quý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách...

- Khu bến Vĩnh Tân sẽ phục vụ cho trung tâm điện lực Vĩnh Tân, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận và một phần hàng hóa khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, đáp ứng cho tàu trọng tải đến 100.000 tấn.

- Khu Bến Sơn Mỹ phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Sơn Mỹ, tổng kho LNG Sơn Mỹ và Trung tâm điện lực Sơn Mỹ; có bến hàng lỏng/khí, bến tổng hợp, bến khách phù hợp với nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư. Khu bến đáp ứng cho tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn; tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu khách quốc tế phù hợp với thực tế.

- Đối với các bến ngoài khơi (các mỏ: Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Thăng Long-Đông Đô) là các bến dầu khí được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ.

- Riêng khu bến Phan Thiết, Phú Quý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách, tàu hàng trọng tải đến 5.000 tấn.

Địa phương được định hướng thu hút đầu tư xây dựng cảng cạn tại huyện Hàm Thuận Nam, cung cấp các dịch vụ cảng cạn theo hành lang vận tải quốc lộ 1. Cảng cạn phục vụ vận chuyển hàng hóa cho cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, có năng lực hàng hóa thông qua đạt 60.000 - 120.000 tấn/năm.

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh cũng nghiên cứu thu hút đầu tư xây dựng 2 cảng cạn khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định hiện hành, để phục vụ cho xuất, nhập khẩu tại các khu công nghiệp của tỉnh và phân phối hàng hóa cho khu vực, vùng lân cận, bao gồm: cảng cạn Hàm Tân; cảng cạn Vĩnh Tân; quy mô mỗi cảng cạn từ 6 - 12ha.

Quy hoạch cũng định hướng địa phương phát triển các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão tại Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Kê Gà, Phan Thiết, Phú Quý và các khu vực khác đủ điều kiện.

Lê Nguyệt

Tin cùng chuyên mục

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn